SEO On-Page là gì? Hướng dẫn cho người mới bắt đầu 2025

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng SEO On-page chỉ là tổng hợp thông tin, chèn từ khóa theo công thức “chuẩn SEO”, SEO On-page chỉ cần thiết kế website thật đẹp, đa dạng chủ đề là được.

Điều này hoàn toàn sai nhé!

Trong bài này, tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ được:

  • Giá trị cốt lõi của SEO On-page.
  • Cách tối ưu nội dung trên trang của bạn.
  • Cách tạo URL thân thiện với SEO.
  • Cách viết tiêu đề và mô tả thu hút.
  • Và thêm nhiều điều đơn giản và hay ho khác nữa.

SEO On-page là gì?

SEO On page (còn được gọi là “SEO on-site”) là thực hiện tối ưu hóa nội dung website sao cho thân thiện với các công cụ tìm kiếm và người dùng. Các phương pháp SEO On-page phổ biến bao gồm tối ưu hóa thẻ tiêu đề, nội dung, liên kết nội bộ và URL.

Bạn cần hiểu rằng, SEO Onpage là tối ưu toàn diện cho từng trang (page) trong website của bạn, không phải đơn thuần chỉ là tối ưu nội dung bài viết (post).

Điều này khác với SEO Offpage – tối ưu hóa các thông tin liên quan từ bên ngoài dẫn về website của bạn (ví dụ: backlinks).

Tại sao SEO Onpage lại quan trọng?

SEO Onpage là công đoạn đầu tiền và là phần quan trọng nhất của SEO. Chỉ cần bạn làm thật tốt, việc website của bạn được lên trang đầu của Google là điều cực kỳ dễ dàng.

Liệu phương pháp SEO Onpage ngày xưa có còn áp dụng được ở thời điểm hiện tại 2025?

Chắc chắn có rồi!

Trên thực tế, báo cáo của google “Các hoạt động của thuật toán tìm kiếm” nói rằng:

Đối sánh tìm kiếm của bạn
Đối sánh tìm kiếm của bạn

Mặc dù Google đã thông minh hơn rất nhiều, nhưng cách thức tìm kiếm vẫn không thay đổi. Và họ luôn sao lưu toàn bộ dữ liệu này.

Các yếu tố cơ bản của SEO Onpage

Dưới đây là tóm tắt các bước cơ bản, bạn có thể dùng làm danh sách kiểm tra tối ưu trang (Checklist SEO Onpage) khi cần:

  1. Tối ưu SERP
  2. Tối ưu bài viết
  3. Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX)
  4. Liên kết nội dung
  5. Mẹo giúp tăng CTR

Sau đây, tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng phần nhé!

Tối ưu hiển thị trên SERP

SERP (Search Engine Results Page) là trang hiển thị kết quả của công cụ tìm kiếm, cụ thể ở đây là trang kết quả của Google.

Search Engine Results Page
SERP – Trang hiển thị của công cụ tìm kiếm

Nếu bạn muốn viết các thẻ Title và Meta thân thiện với SEO, thì chắc chắn bạn cần đọc kỹ 3 mục này:

1. Tối ưu thẻ Title

Theo chuyên gia của Google, thẻ Title (tiêu đề chính) rất quan trọng cho xếp hạng của trang.

Vì vậy, bạn cần phải chú ý nó đầu tiên.

Đặt keyword ở đầu Title

Thẻ Title sẽ giúp cho các công cụ tìm kiếm có cái nhìn tổng quát nhất về nội dung chính trên trang của bạn.

Khi bạn tìm kiếm bất kỳ keyword (từ khóa) phổ biến nào, bạn cũng sẽ thấy các kết quả đầu tiên đều có chứa chính xác keyword đó trong tiêu đề.

Kết quả tìm kiếm son không chì trên Google
Kết quả tìm kiếm “son không chì” trên Google

Theo kinh nghiệm của tôi, keyword càng gần đầu thẻ Title thì nó càng được Google đánh giá cao.

keyword "bút tạo khối" xuất hiện ở đầu title
keyword “bút tạo khối” xuất hiện ở đầu title

Đây là một ví dụ:

Kết quả tìm kiếm review bút tạo khối
Kết quả tìm kiếm review bút tạo khối

Tuy nhiên, không phải keyword nào đặt ở đầu Title cũng hợp lý và đọc có nghĩa. Không nhất thiết phải đặt nó đầu tiên, có thì rất tốt, mà không có thì vẫn tốt.

Cái cần nhất là đọc sao cho nó tự nhiên và đúng theo nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Sử dụng các cụm từ “bổ nghĩa”

Việc sử dụng các cụm từ bổ nghĩa, gây chú ý hoặc tăng sự thu hút như “hướng dẫn”, “tốt nhất”, “top”, “nhanh” và “review” có thể giúp bạn tăng thứ hạng cho các sub-keyword (từ khóa phụ).

Ví dụ: Cụm từ bổ nghĩa được thêm sau keyword.

Cụm từ bổ nghĩa "dành cho người mới bắt đầu"
Cụm từ bổ nghĩa “dành cho người mới bắt đầu”

Hoặc thêm các từ được điền sau dấu gạch nối, ngoặc đơn.

Cụm từ bổ nghĩa trong tiêu đề trên trang tìm kiếm Google
Cụm từ bổ nghĩa trong tiêu đề trên trang tìm kiếm Google

Giới hạn Title trong khoảng 60 ký tự

Có thể bạn sẽ đọc tài liệu ở đâu đó nói rằng tiêu đề trang có thể giới hạn đến 70 ký tự. Vậy tại sao tôi lại khuyên bạn giới hạn chỉ 60 ký tự?

Cả 2 đều đúng, nhưng chưa đủ!

Nói đúng hơn, SERP của Google hiển thị tiêu đề chỉ trong 580px.

Nghĩa là khi bạn sử dụng nhiều ký tự viết HOA hoặc ký tự đặc biệt có kích thước lớn, thì thẻ title của bạn sẽ bị ẩn bớt phần dư thừa và thay thế bằng dấu 3 chấm lửng “…” (trên phiên bản máy tính).

Mới đây, Google đã cải tiến trên giao diện mobile giúp thể hiển thị tiêu đề nhiều hơn, thậm chí dài đến 2-3 dòng.

Theo kinh nghiệm của tôi, bạn nên đặt title trong khoảng 60 ký tự là an toàn và tối ưu nhất.

2. Tối ưu thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description (mô tả tiêu đề) cũng quan trọng không kém. Mặc dù không phải lúc nào Google cũng hiển thị chính xác nó, nhưng họ luôn ưu tiên xem xét thẻ Meta này.

Cẩm nang tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO) của Google có nói rằng:

Cẩm nang của Google nói rằng các trang của bạn cần điền nội dung vào thẻ Meta
Cẩm nang của Google nói rằng các trang của bạn cần điền nội dung vào thẻ Meta

Ông John Muller (Webmaster Trends Analyst at Google) đã khuyến nghị bạn nên viết mô tả Meta độc đáo cho riêng mình .

John Mueller của Google nói rằng bạn không nên để trống các mô tả meta của bài viết
John Mueller của Google nói rằng bạn không nên để trống các mô tả meta của bài viết

Vì Meta được tối ưu unique (độc đáo) tốt sẽ giúp trang của bạn nổi bật hơn khi xuất hiện bên cạnh các “đối thủ” trên Google, giúp trang có thể tăng CTR (tỷ lệ nhấp chuột) hoàn toàn miễn phí.

Ví dụ:

Meta description - Mô tả tiêu đề
Meta description – Mô tả tiêu đề

Tại sao bạn cần đưa keyword của mình vào Meta ít nhất 1 lần?

Vì Google sẽ bổ sung các thuật ngữ liên quan với cụm từ đang được người dùng tìm kiếm.

keyword "phấn highlight" xuất hiện ít nhất 1 lần trong Meta description
keyword “phấn highlight” xuất hiện ít nhất 1 lần trong Meta description

Meta bao gồm được các Sub-keyword cũng là một lợi thế, khi đó số lượng các cụm từ liên quan trong meta sẽ được in đậm nhiều hơn.

Nhiều cụm từ khóa phụ liên quan đế "nồi cơm điện" có trong thẻ Meta
Nhiều cụm từ khóa phụ liên quan đế “nồi cơm điện” có trong thẻ Meta

Cùng lý do như thẻ Title, thẻ Meta này nên tối ưu trong khoảng 160 ký tự.

3. Tối ưu URL

Ở thời điểm 2025, SERP của Google đã hiển thị các thuật ngữ trong cấu trúc URL (địa chỉ trang – website) khác so với trước đây.

Điều này đồng nghĩa với việc Google muốn cho người dùng thấy được URL đang mô tả điều gì.

Theo khuyến nghị URL chính thức của Google, bạn cần phải

  • Đặt URL thật ngắn gọn.
  • Đặt URL phải chứa chính xác keyword.
Cấu trúng URL rõ ràng dễ đọc
Cấu trúng URL rõ ràng dễ đọc

Bạn có thể so sánh giữa ví dụ:

  • URL kiểu xưa cũ: https://www.actiondigital.vn/6639jtgo9fe.html/
  • URL chưa tối ưu: https://www.actiondigital.vn/blog/contentmarketinglagi/
  • URL tối ưu: https://www.actiondigital.vn/blog/content-marketing-la-gi/

Xem thêm 10 lưu ý quan trọng khi tạo URL thân thiện với SEO

Tối ưu nội dung bài biết

SEO Content theo bạn có phải là bài viết có sự lặp lại nhiều lần cùng một keyword?

Đúng một phần nhỏ xíu thôi nhé!

Đây có thể là phần quan trọng nhất của cả chủ đề SEO Onpage, tôi nghĩ rằng bạn nên đọc thật kỹ nó.

Đặt tiêu đề vào thẻ H1

Tại sao lại nhắc đến “tiêu đề” lần nữa?

Bạn không đọc nhầm đâu!

Thẻ H1 (Heading 1) giống như một thẻ tiêu đề nhỏ. Một trang chỉ có duy nhất 1 Title và duy nhất 1 thẻ H1. Nhiều người nhầm lẫn rằng H1 chính là Title.

Do hầu hết các nền tảng (như WordPress) tự động lấy thẻ H1 làm thẻ Title cho bài đăng trên trang của bạn. Vì sao? Vì nó thuận tiện cho bạn.

Nhưng không phải nền tảng nào cũng vậy. Bạn cần kiểm tra code website của mình để đảm bảo rằng tiêu đề có chứa keyword của bạn được đặt trong H1.

Code của thẻ H1
Code của thẻ H1

Trên thực tế, John Mueller của Google đã tuyên bố rằng việc dùng thẻ H1 giúp Google hiểu cấu trúc của trang (trong video đăng ngày 27/09/2019).

Đặt tiêu đề phụ trong thẻ H2

Keyword của bạn phải xuất hiện trong tiêu đề phụ H2 (Heading 2) ít nhất 1 lần.

Thẻ H2 có thật sự hữu ích cho SEO Onpage hay không?

Không chắc!

Nhưng chắc chắn rằng nó giúp Google hiểu được cấu trúc, bố cục bài viết trên trang của bạn rõ ràng hơn.

Dưới đây là một ví dụ đoạn code của thẻ H2 (từ khóa mục tiêu = ”Chì kẻ mắt”):

Code của thẻ H2
Code của thẻ H2

Bạn cần hiểu thêm về cấp bậc của thẻ H2 – H6.

  • Thẻ H1 làm tiêu đề trong trang (là thẻ lớn nhất).
  • Thẻ H2 sẽ chứa các thẻ H3.
  • Thẻ H3 sẽ chứa các thẻ H4.
  • Tương tự cho các thẻ tiếp theo.
Cấp bậc của các thẻ Heading
Cấp bậc của các thẻ Heading

Tối ưu Sapo (Chapeau)

Nói chính xác là bạn phải sử dụng keyword trong 100 từ đầu tiên. Đây là cách SEO Onpage đã rất xưa rồi, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

Cụ thể, Sapo (đoạn mở đầu) thường sẽ chiếm 100-150 từ đầu tiên của bài viết. Việc bạn cần làm chỉ đơn giản là cho keyword xuất hiện ít nhất 1 lần trong đoạn này.

Ví dụ: trong bài viết của tôi được tối ưu hóa cho keyword “Email marketing”, tôi đã đề cập đến từ khóa đó ở ngay câu đầu tiên của bài.

keyword "Email marketing" xuất hiện ở cầu đầu tiên của bài
keyword “Email marketing” xuất hiện ở cầu đầu tiên của bài

Điều đó có ý nghĩa gì?

Hãy tưởng tượng rằng bạn vừa đăng một bài về “Email marketing”. Những cụm từ “email marketing” lại xuất hiện lần đầu tiên ở giữa trang.

Vây điều này có hợp lý không?

Dĩ nhiên là không rồi!

Đó là lý do tại sao bạn cần đưa keyword chính của mình vào trong 100 từ đầu tiên. Đây là một trong những yếu tố nhỏ giúp Google hiểu nội dung trang của bạn.

Tần suất keyword

Tần suất keyword là số lần keyword được lặp lại trong bài viết của bạn.

Google có thể phủ nhận hiệu quả của việc sử dụng cùng một keyword nhiều lần. Nhưng các chuyên gia SEO giàu kinh nghiệm từng khẳng định rằng nó thật sự có tác dụng.

Keyword xuất hiện với tầng suất thấp
Keyword xuất hiện với tầng suất thấp

Và bạn thắc mắc rằng:

Nếu bạn có một trang nội dung về “trang điểm”. Nhưng keyword đó chỉ xuất hiện một lần trên trang. Thì làm sao để Google có thể chắc chắn rằng bài viết đó đang nói về keyword nào?

Rất khó để trả lời chính xác câu hỏi này, nhưng tôi khẳng định với bạn rằng thuật toán Google có thể hiểu được bối cảnh, ngữ nghĩa và biết được nội dung gì liên quan đến keyword đó.

Ví dụ: Tôi có một bài đăng đứng top 1 của Google với keyword là “review toner“.

Top 1 Google với keyword "review toner"
Top 1 Google với keyword “review toner”

Bạn nghĩ keyword chính xác “review toner” xuất hiện bao nhiều lần trong bài viết hơn 6.000 từ đó?

Câu trả lời là không 1 lần nào.

Vì vậy, không cần phải gượng gạo quá mức. Miễn là bạn sử dụng keyword và các sub-keyword của mình một cách tự nhiên nhất và không gây khó chịu cho người đọc.

Tuy nhiên, tôi nghĩ trang của bạn vẫn nên lặp lại keyword ít nhất 10 lần, như vậy Google sẽ dễ dàng xác định chủ đề và keyword của bài viết đó.

Keyword xuất hiện với tần suất cao
Keyword xuất hiện với tần suất cao

Cách viết bài content “chuẩn” SEO

Bạn hãy quên cụm từ “Content chuẩn SEO” bịa đặt và vô nghĩa đó đi!

Bây giờ là lúc bạn sẽ viết content siêu giá trị, nội dung xứng đáng lên top 1 Google.

Vì năm 2025, bạn muốn content của mình được đánh giá cao, thì bài viết phải đảm bảo:

  • Độc đáo
  • Siêu giá trị
  • Đáp ứng, thỏa mãn được mục đích tìm kiếm

Và trong chương này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách kiểm tra và đảm bảo rằng Content SEO trên trang của bạn luôn đáp ứng đủ 3 yếu tố này.

Nội dung độc đáo

Khi tôi nói “duy nhất” (unique), không chỉ đơn thuần là từ ngữ không trùng lặp, mà nó còn phải khác biệt so với hàng loạt bài “xào trộn” (spin content) của những trang khác:

  • Mẹo hoặc chiến lược mới lạ.
  • Danh sách những điều tốt nhất.
  • Nghiên cứu, mổ xẻ vấn đề mới, thịnh hành.
  • Hướng dẫn quy trình từng bước được sắp xếp hợp lý.
  • Thiết kế đặc sắc, giúp người đọc có trải nghiệm tốt nhất.

Ví dụ: Bài đăng này xếp hạng trong top 1 cho keyword “chì kẻ mắt”.

Bạn có nghĩ rằng trang của tôi có xếp hạng cao là nhờ keyword được lặp lại nhiều lần?

Không sai!

Nhưng đối với một chủ đề bị cạnh tranh cao như thế này, việc tối ưu từ khóa thôi là chưa đủ.

Trang của tôi đứng trong top 1 Google vì nội dung bài viết là “duy nhất”.

Top 1 Google với keyword  "chì kẻ mắt"
Top 1 Google với keyword “chì kẻ mắt”

Nội dung siêu giá trị

Đăng một cái gì đó độc đáo là một điểm khởi đầu tốt. Nhưng như thế không đủ, vì có hàng triệu bài viết mới được đăng lên mỗi ngày.

Để nội dung của bạn nổi bật và được chú ý, nó cần phải cực kỳ có giá trị.

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể làm cho bài viết của mình có giá trị khủng khiếp:

  • Thêm chi tiết: Ảnh minh họa, ảnh chụp màn hình và các bước giúp ai đó dễ dàng hiểu được thông điệp hoặc có thể làm theo.
  • Viết sắc sảo: Kết hợp cách viết content marketing mạnh mẽ, giúp nội dung hấp dẫn hơn.
  • Cập nhật tài liệu: Chiến lượng xây dựng thương hiệu nào đó, các lộ trình và dẫn chứng cụ thể.
  • Tác giả là chuyên gia: Hầu hết các bài đăng của trang khác đều được viết bởi những người đang trải nghiệm tưởng tượng, review tưởng tượng. Nội dung trang của bạn phải được viết bởi một người có kinh nghiệm thực tế trong cùng lĩnh vực.

Cả Google và người dùng đều đánh giá cao việc công khai danh tính của tác giả bài đăng. Tác giả chia sẻ đến người đọc những kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình làm việc, trải nghiệm thực tế.

Lưu ý: Điều này không đồng nghĩa với việc bạn nhồi nhét quá nhiều nội dung, thông tin bổ sung không thật sự cần thiết, dễ gây lan man.

Nội dung đáp ứng mục đích tìm kiếm

Nội dung độc đáo, giá trị có thể giúp trang của bạn lên top 10 của Google.

Nhưng để giữ vững được vị trí đó thì trang của bạn phải đáp ứng, thỏa mãn được mục đích tìm kiếm của người dùng.

Nội dung bài viết phải “trả lời” chính xác những gì mà người dùng đang muốn tìm kiếm. Nếu không, trang của bạn có thể sẽ bị trôi dần ra khỏi danh sách kết quả hàng đầu của Google.

Mẹo nhỏ: bạn có thể khai thác triệt để danh sách FAQ (những câu hỏi thường gặp)

Tối ưu hình ảnh

Dùng hình ảnh gốc của riêng bạn

Ông Shai Aharony vừa mới thử nghiệm hình ảnh trùng lặp tác động đến SEO bằng cách tạo hàng loạt các website mới.

Danh sách các website thử nghiệm gồm unique và duplicate
Danh sách các website thử nghiệm gồm unique và duplicate

Ông đã sử dụng cả 2 loại hình ảnh để thử nghiệm và kết quả cho thấy các website có hình ảnh unique có thứ hạng vượt trội hơn trang duplicate (trùng lặp).

Thống kê các trang unique có thứ hạng cao hơn trang duplicate
Thống kê các trang unique có thứ hạng cao hơn trang duplicate

Nếu có thể, bạn hãy dùng ảnh của riêng bạn, hạn chế dùng lại hình được tải từ nơi khác về.

Và hình ảnh cần phải mô tả chính xác nhất cho nội dung mà bạn cần truyền đạt.

Sử dụng hình mô tả chính xác nhất

Bạn cần sử dụng hình ảnh phải mô tả chính xác ngữ nghĩa của đoạn văn.

Hãy chắc rằng bất kì hình ảnh bạn sử dụng đều có chất lượng tốt: sắc nét, rõ ràng và có kích thước đủ lớn. Cố gắng đảm bảo độ rộng của ảnh là 1000px.

Hình mô tả đây đủ vòng đời của con chó sẽ tốt hơn hình đẹp và dễ thương
Hình mô tả đây đủ vòng đời của con chó sẽ tốt hơn hình đẹp và dễ thương

Sử dụng thẻ Alt

Thẻ Alt (alternative information) là văn bản mô tả nội dung hình ảnh.

Tại sao nó lại quan trọng?

Vì nó hỗ trợ tính năng “đọc màn hình”, một công dụng thật sự tuyệt vời dành cho người khiếm thị. Nội dung trong thẻ Alt càng chính xác, thì càng mang lại nhiều trải nghiệm tốt cho người dùng.

Đồng thời, ông John Mueller của Google tuyên bố rằng nội dung thẻ Alt có thể giúp Google dễ dàng hiểu rõ để đánh giá và xếp hạng cho chính hình ảnh đó.

Ví dụ: Đây là đoạn code cho thẻ Alt:

chó con màu trắng đen đang chơi đùa với cành cây nhỏ
chó con màu trắng đen đang chơi đùa với cành cây nhỏ
  • Tệ: <img src=“puppy.png” alt=“hình của con chó pooch chó con”>
  • Ổn: <img src=“puppy.png” alt=“con chó”>
  • Tốt: <img src=“puppy.png” alt=“con chó màu đen trắng”>
  • Tuyệt: <img src=“puppy.png” alt=“chó con màu trắng đen đang chơi đùa với cành cây nhỏ”>

Ngoài ra, bạn cần ưu tiên sử dụng hình ảnh mô tả chính xác hoặc gần đúng nhất với nội dung bài đang viết.

Bạn nên tham khảo thêm bài viết hướng dẫn tối ưu hình ảnh trên Google Image.

Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX)

Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu trang nội dung giúp tăng trải nghiệm tích cực cho người dùng (UX – User Experiences).

Tại sao điều này lại quan trọng?

Vì trên thực tế, cẩm nang hoạt động của thuật toán Google có nói là sẽ thu tập dữ liệu tương tác của người dùng trên trang nội dung và để đánh giá xem nội dung có phù hợp cho với kết quả tìm kiếm trên Google hay không.

Nói cách khác, Google có thể đo lường được Dwell Time (thời gian trải nghiệm), Bounce Rate (tỷ lệ thoát) và các tín hiệu tương tác khác của người dùng để xác định trang này có thật sự là “câu trả lời” cho nhu cầu tìm kiếm của người dùng hay không.

Tôi sẽ chỉ cho bạn cách tối ưu sao cho hấp dẫn, thu hút và giữ chân được người dùng trên trang của bạn.

Cho người dùng thấy câu trả lời nhanh nhất

Khi ai đó truy cập website của bạn từ Google, họ muốn thấy câu trả lời của họ thật nhanh chóng.

Đó là lý do tại sao bạn cần phải loại bỏ những hình ảnh kích thước lớn ở phần đầu của bài viết.

Hình ảnh quá lớn ở phần đầu trang
Hình ảnh quá lớn ở phần đầu trang

Thay vào đó, bạn hãy đặt phần mở đầu giới thiệu ở gần hơn với tiều đề chính của bài đăng.

Mở bài được tối ưu trên đầu trang
Mở bài được tối ưu trên đầu trang

Nói rõ hơn: bạn vẫn có thể đặt hình ảnh ở đầu bài đăng của mình. Nhưng cần đảm bảo rằng nó không đẩy nội dung giới thiệu, hoặc lời mở đầu ra khỏi màn hình hiển thị đầu tiên của trang.

Chia nhỏ đoạn văn

Có thể bạn và tôi đều rất tâm đắc bài viết của mình, chắc chắn chúng ta sẽ đọc rất kỹ toàn bộ bài viết đó.

Nhưng thực tế, hầu hết người dùng có thói quen “đọc lướt” và họ có xu hướng bỏ qua các đoạn văn dài trên 4 dòng.

Vì vậy, tôi thường dùng nhiều tiêu đề phụ (thẻ H2) và chia đoạn văn ra khoảng 2-4 dòng giúp người dùng cảm thấy hứng thú hơn khi xem bài đăng.

Thu hút sự tương tác của người dùng

Bạn tạo một cộng đồng nhỏ trên chính website, blog của mình cũng là một phương án giảm Bounce Rate.

Tại sao?

Phần nhận xét chất lượng cũng góp phần cung cấp thêm thông tin giá trị để cho người dùng khác đọc thêm.

Bạn có thể kết thúc bài viết bằng vài câu văn khuyến khích người dùng để lại câu hỏi, nhận xét, đóng góp ý tưởng để tăng thêm ngữ cảnh cho bài đăng, hoặc thậm chí có thể là gợi mở một chủ đề gây tranh cãi nhẹ.

Tăng tốc độ tải trang

Google đã tuyên bố trên hồ sơ rằng tốc độ tải trang là một tín hiệu xếp hạng SEO. Và gần đây, họ còn khẳng định điều tương tự khi xếp hạng kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động).

Vì vậy, bạn có thể cải thiện tốc độ tải trang của mình bằng cách chuyển sang host/server (máy chủ lưu trữ) nhanh hơn.

Xây dựng liên kết nội dung

Internal link

Internal Link (liên kết nội bộ) rất quan trọng trong SEO.

Cụ thể, bạn cần liên kết từ các trang lớn dẫn đến các trang nhỏ mục tiêu.

Internal link - liên kết nội bộ
Internal link – liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ từ các trang có nội dung liên quan với nhau. Bạn cần đảm bảo anchor text chứa từ khóa đa dạng.

Để xác định từ khóa và đường dẫn liên kết, bạn có thể tham khảo qua bài hướng dẫn sử dụng Ahrefs.

Trước tiên, tôi dùng Ahrefs để tìm các trang trên website của mình đang nhận được lượng backlink tốt nhất.

Sau đó, tôi vào các trang vừa tìm được để chèn anchor text dẫn link về các trang mục tiêu cần tăng thứ hạng Google.

Ví dụ: tôi đang muốn cải thiện thứ hạng cho trang “Content Marketing” của chúng tôi.

Dẫn link nội bộ với anchor text "email marketing"
Dẫn link nội bộ với anchor text “email marketing”

Và nếu bạn muốn xem một ví dụ tuyệt vời về cách internal link trên website thì bạn hãy xem Wikipedia.

Trang Wikipedia dẫn dẫn link nội bộ rất nhiều
Trang Wikipedia dẫn dẫn link nội bộ rất nhiều

Họ thêm rất nhiều liên kết nội bộ với đa dạng từ khóa vào mỗi trang riêng biệt.

Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả sức mạnh của internal link, bạn cần tham khảo ngay bài viết cách tối ưu dòng chảy của Link Juice.

Outbound link

Outbound link (liên kết ngoài) là trích dẫn link đến các website khác có nội dung liên quan giúp Google tìm ra chủ đề trang của bạn.

Nó cũng cho Google hiểu rằng trang của bạn là một trung tâm thông tin chất lượng.

Và đây không chỉ là lý thuyết. Trang Reboot Online đã thử nghiệm xem liệu các outbound link có giúp cải thiện thứ hạng trên Google.

Họ đã tạo 10 website mới. Một nửa số website có dẫn link đến các trang có uy tín (như Oxford University). Nửa còn lại không có link dẫn ra ngoài nào.

Và kết quả là các trang Outbound link được xếp hạng cao hơn các website không có.

Thống kê xếp hạng các website thử nghiệm của Reboot Online
Thống kê xếp hạng các website thử nghiệm của Reboot Online

Mẹo tăng tỷ lệ CTR

CTR rất quan trọng đối với bạn vì:

  • CTR giúp tăng traffic (lượng truy cập) vào website của bạn miễn phí.
  • CTR cũng là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp hạng trên Google.

Trong phần này, tôi sẽ chỉ cho bạn 5 cách để có thể cải thiện CTR hoàn toàn miễn phí.

Sử dụng thẻ Title và Meta “dạng câu hỏi”

Các chuyên gia SEO đã khảo sát kết quả trên Google để so sánh tỷ lệ CTR giữa các title câu hỏi và title bình thường.

Theo số liệu phân tích 5 triệu kết quả tìm kiếm của Google cho thấy các thẻ title chứa câu hỏi có CTR cao hơn hẳn.

Bảng thống kê CTR của 5 triệu kết quả tìm kiếm Google
Bảng thống kê CTR của 5 triệu kết quả tìm kiếm Google

Vì vậy, tôi khuyên bạn nên thử đặt câu hỏi vào trong thẻ title nếu có thể.

Ví dụ: “Cách tính tỷ suất sinh lợi” sử dụng một câu hỏi trong thẻ tiêu đề.

kết quả tìm kiếm cho từ khóa "tỷ suất sinh lời"
kết quả tìm kiếm cho từ khóa “tỷ suất sinh lời”

Và thẻ tiêu đề của tôi cho mọi người thấy rằng trang web của tôi sẽ cung cấp cho họ những gì họ muốn.

Sử dụng Title tính cảm xúc

Những nghiên cứu CTR cho thấy rằng các tiêu đề cảm xúc được CTR cao hơn 7% so với các tiêu đề không có cảm xúc mạnh mẽ.

Ví dụ: Để trở thành chuyên gia SEO thì bạn cần phải biết điều này

Biểu đồ thống kê CTR của backlinko.com
Biểu đồ thống kê CTR của backlinko.com

Ngược lại, những ngôn từ cảm xúc bị cường điệu hóa, quá lố lại phản tác dụng, kết quả CTR bị giảm 12%.

Ví dụ: Thật không thể tin được rằng thi IELTS dễ như ăn cháo

Tôi khuyên bạn nên thử thêm cụm từ cảm xúc cho tiêu đề trang để tự kiểm chứng hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo thêm công thức viết tiêu đề thu hút để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của thẻ title.

Thêm năm hiện tại vào Title và Meta

Đây là một ví dụ về những gì tôi muốn nói.

Thêm năm hiện tại vào title
Thêm năm hiện tại vào title

Thêm năm vào tiêu đề và mô tả của bạn sẽ không chắc chắn giúp tăng CTR.

Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nó thực sự hữu ích… đặc biệt là đối với nội dung có thể lỗi thời rất nhanh.

Ví dụ: một người nào đó đang tìm kiếm “xu hướng thời trang” ở thời điểm hiện tại (year) thì chắc chắn họ sẽ không quan tâm đến tiêu đề có năm “2019”.

Tuy nhiên, cũng có một từ khóa như “cách làm sữa chua”, thì mọi người sẽ không quan tâm rằng bài viết này có từ khi nào. Nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi thêm hậu tố năm vào title.

Tối ưu Featured Snippet

Đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) hay còn gọi là top #0 Google. Vị trí này có thể tạo ra sự khác biệt lớn về CTR cho trang của bạn.

Featured Snippet - Trích dẫn nổi bật của keyword "tra cứu CMND"
Featured Snippet – Trích dẫn nổi bật của keyword “tra cứu CMND”

Chúng tôi đã có riêng một bài hướng dẫn chi tiết cách tối ưu nội dung để hiển thị Featured Snippets.

Tối ưu Schema

Schema (dữ liệu có cấu trúc) không giúp tăng thứ hạng cho trang của bạn. Nhưng việc sử dụng một số loại Schema nhất định có thể giúp trang xuất hiện trên Rich Snippets.

Rich Snippets giúp trang của bạn hiển thị nhiều thông tin và chiếm nhiều không gian trên trang kết quả Google, tạo sự khác biệt so với những trang khác. Điều này giúp bạn tăng CTR hơn.

Hai trong số các loại schema mà bạn có thể áp dụng:

Rich snippets FAQ
Rich snippets FAQ
Rich snippets review & rate
Rich snippets review & rate

Bằng công cụ kiểm tra cấu trúc của Google, bạn có thể kiểm tra lại các thiết lập của Schema.

Kiểm tra cấu trúc dữ liệu
Kiểm tra cấu trúc dữ liệu

Chúng tôi sẽ có bài hướng dẫn chi tiết hơn về cách tối ưu các loại Rich Snippets và cập nhật link tại đây trong thời gian sớm nhất.

SEO Tìm kiếm bằng giọng nói

Tìm kiếm bằng giọng nói đang phát triển rất nhanh.

Tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại
Tìm kiếm bằng giọng nói trên điện thoại

Và cách tốt nhất để tối ưu hóa nội dung của bạn cho tìm kiếm bằng giọng nói là gì?

Đó là tạo các trang câu hỏi thường gặp. Google có xu hướng lấy kết quả tìm kiếm bằng giọng nói từ các trang câu hỏi thường gặp.

tỷ lệ kết quả được lấy từ các trang có FAQ
tỷ lệ kết quả được lấy từ các trang có FAQ

Kết luận

Qua đây, tôi đã cho bạn thấy SEO On page thật sự quan trọng như thế nào.

Content onpage chính là nền móng vững chắc và quan trọng nhất, khi bạn tối ưu tốt bước này thì các bước tối ưu sau sẽ rất dễ dàng.

Hy vọng bài chia sẻ này có thể giúp bạn áp dụng ngay cho dự án của riêng mình, nếu có câu hỏi hoặc ý kiến đóng góp thì mong bạn hãy để lại bình luận bên dưới.

Tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể.

Tài liệu tham khảo
Photo of author

Bài viết của

Tùng Ngô

Tôi có niềm đam mê với tranh luận, tôi tranh luận về mọi thứ. Đây là cách tôi kiểm chứng, học hỏi và ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực IT, pháp lý bất động sản, tài chính ngân hàng và digital marketing... tôi hy vọng có thể chia sẻ và góp phần giúp bạn lựa chọn được giải pháp marketing phù hợp nhất.

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận