Keyword Difficulty là gì? Cách đánh giá độ khó từ khóa chính xác nhất 2024

Khi nói đến bước nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ nghĩ ngay đến Search Volume?!

Nếu bạn muốn tập trung vào các keyword có lưu lượng tìm kiếm cao, thì chắc chắn các đối thủ cạnh tranh khác cũng đang làm điều đó. Thậm chí họ đang làm tốt hơn bạn rất nhiều.

Vậy cơ hội nào cho bạn và giải pháp là gì?

Một chiến lược thông minh là cần phân tích từ khóa SEO chính xác, đánh giá độ khó của keyword, kiểm tra mức độ cạnh tranh từ khóa và chiến thuật chọn Keyword Difficulty phù hợp cho website của bạn.

Tại đây, tôi sẽ gợi ý cho bạn một số thủ thật:

  • Cách đánh giá Keyword Difficulty
  • Cách dùng công cụ kiểm tra Keyword Difficulty
  • Mẹo tìm keyword “ngon” dành cho riêng bạn

Keyword Difficulty trong SEO là gì?

Keyword Difficulty (KD – độ khó của từ khóa) hay còn gọi là độ cạnh tranh của từ khóa (Keyword Competition), nó là số liệu để ước tính mức độ khó trong việc xếp hạng trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

KD càng cao, mức độ cạnh tranh càng lớn thì việc website được xuất hiện trên top SERP càng khó.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KD, ngoài chỉ số sức mạnh và chất lượng trang của đối thủ thì mỗi công cụ nghiên cứu từ khóa lại có cách thức tính KD khác nhau.

Tại sao cần đánh giá độ khó từ khóa cho SEO?

Có một sai lầm vô cùng phổ biến, đó là việc các blogger hào hứng chọn một cụm từ khóa theo chủ đề mình yêu thích để viết thành nội dung tuyệt vời. Nhưng sau khi hoàn thiện SEO Onpage thì mới phát hiện ra rằng trang họ hoàn toàn không thể nào lên được top Google.

Đó là lý do tại sao quá trình nghiên cứu từ khóa phải được thực hiện đầu tiên và nhất định phải có sự đánh giá, chọn lọc KD phù hợp.

Keyword Difficulty được tính như thế nào?

Keyword Difficulty được tính trên thang điểm 100 (100%), từ khóa có chỉ số càng lớn thì mức độ cạnh tranh càng cao và càng khó để lên được top SERP.

Bạn có thể tham khảo các nhóm điểm số KD:

  • 0-14 (Rất dễ dàng): Đây là những cơ hội tốt nhất để giúp các website vừa tạo mới trên có thể dễ dàng lên top Google. 
  • 15-29 (Dễ dàng): Những từ khóa này vẫn tương đối dễ đối với những trang web mới. Để có thứ hạng tốt, bạn cần nội dung chất lượng, tập trung giải quyết vấn đề cho nhu cầu tìm kiếm từ khóa.
  • 30-49 (Khả thi): Cạnh tranh hơn một chút, bạn cần tối ưu Onpage tốt, content có cấu trúc hợp lý và độc đáo.
  • 50-69 (Tương đối khó): Bạn sẽ cần phải có thêm một số Referring Domains. Audit content để cập nhật thêm nhiều giá trị mới và chất lượng hơn.
  • 70-84 (Khó): Những từ khóa này sẽ đòi hỏi thêm nhiều nỗ lực hơn từ SEO Offpage, tăng cường cả chất lượng và số lượng Referring Domains từ các website uy tín khác. 
  • 85-100 (Rất khó): Các từ khóa này chắc chắn là thử thách vô cùng lớn cho cả website mới và những chuyên gia SEO giàu kinh nghiệm. Đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, chi phí, thời gian để tối ưu mạnh mẽ tất cả mọi thứ cả trong và ngoài website. 

Bạn hiểu được tầm quan trọng của Keyword Difficulty, nhưng bạn cần biết thêm một điều quan trọng không kém đó là mỗi công cụ lại có thuật toán và cách tính độ khó từ khóa khác nhau.

Mới đây, Backlinko đã có phân tích Keyword Difficulty và so sánh các chỉ số cạnh tranh của từ khóa trên nhiều trang công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến nhất hiện nay:

So sánh Keword Diffculty trung bình của các trang công cụ nghiên cứu từ khoá phố biến
So sánh Keword Diffculty trung bình của các trang công cụ nghiên cứu từ khoá phố biến

Bạn có thể thấy, cùng với 1 keyword nhưng nhiều trang công cụ lại cho ra điểm đánh giá KD rất khác nhau.

Không có công cụ kiểm tra KD nào là hoàn hảo, để có thể đánh giá được độ khó từ khóa chuẩn xác nhất thì bạn cần tìm hiểu sâu về cách thức tính điểm số KD này.

Có hàng tá yếu tố ảnh hưởng đến KD. Nhưng nói đơn giản hơn, độ khó của từ khóa phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh và sức mạnh của đối thủ.

Vì vậy, bạn chỉ cần nghiên cứu đối thủ với 3 yếu tố quan trọng hàng đầu này:

Page Authority

Page Authority (PA) là điểm số “sức mạnh của một trang” được đặt tên và phát triển bởi Moz Pro. Giá trị này tương tự như URL Rating (UR) trên các trang công cụ khác.  

Một điều cơ bản khi làm SEO chắc chắn bạn đã biết: “Google không xếp hạng các website, mà họ chỉ xếp hạng page”.

Tôi nhắc lại câu này không có nghĩa phủ nhận tác động của Domain Authority, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng việc SEO Onpage với content chất lượng cho từng trang là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất.

Điểm số PA là kết quả tính toán từ rất nhiều chỉ số khác (MozTrust, MozRank, Profile link, Referring Domain, Search Volume…).

Trong đó, backlink chất lượng là chỉ số có khả năng ảnh hưởng lớn đến PA. Tuy nhiên, hầu hết các “chuyên gia” SEO tại Việt Nam đang áp dụng backlink kiểu “tăng số lượng bù cho chất lượng”.

Cái gì lạm dụng quá cũng không tốt, tôi khuyên bạn nên tập trung vào nguồn backlink uy tín, đúng chủ đề, có thể chậm nhưng chắc chắn bền vững.

Domain Authority

Domain Authority (DA) là điểm đánh giá sức mạnh của toàn bộ website. Bạn có thể tìm thấy điểm số này trên các trang công cụ khác với tên gọi Domain Rating (DR) hoặc Authority Score (AS).

Sức mạnh của Domain được cấu thành từ rất nhiều yếu tố cả trong vào ngoài website. Trong đó, tôi đánh giá SEO Offpage có khả năng chi phối mạnh mẽ đến sức mạnh DA này.

DA thấp rõ ràng là trở ngại lớn đối với các website vừa được tạo mới.

Đó là lý do tại sao bạn cần tối ưu Onpage cho từng trang nội dung trước, vì điều đó dễ dàng và mang lại hiệu quả nhanh hơn quá trình tăng chỉ số “sức mạnh” cho root domain. Tối ưu tốt từng page riêng lẻ cũng góp phần tăng thêm sức mạnh tổng thể cho website.

Chọn tên miền cho website của bạn cũng là một yếu tố quan trọng, một cái tên thương hiệu độc đáo sẽ rất hữu ích cho website của bạn trên mọi phương diện.

Content

Tôi đã nêu tầm quan trọng của content quá nhiều lần trong những bài chia sẻ kinh nghiệm SEO trước đây.

Không có công cụ nào đủ khả năng đánh giá chính xác chất lượng content bằng điểm số, vì đây là yếu tố chủ quan phụ thuộc vào sự chuyên nghiệp của người viết và trải nghiệm của người đọc.

Ngoài việc tập trung viết content hay ra, bạn cần tạo thêm nhiều thông tin mới, độc đáo giúp cho nội dung trang của bạn trở nên siêu giá trị.

Để cạnh tranh được với đối thủ, thì ít nhất nội dung trang của bạn phải cung cấp cho người dùng những giá trị tương đương hoặc vượt trội hơn so với các đối thủ đang trên top Google. Tôi chắc chắn bạn sẽ cần phải đọc qua bài viết 10X Content là gì.

Hướng dẫn cách kiểm tra Keyword Difficulty

Trong phần này, tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn sử dụng các trang công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí khác.

Lưu ý: danh sách các công cụ này được sắp xếp thứ tự ngẫu nhiên, nó không mang ý nghĩa xếp hạng theo bất ký một tiêu chí giá trị, chất lượng nào.

Kiểm tra KD bằng Semrush

Semrush có sẵn nhiều chức năng miễn phí rất hữu ích dành cho người mới bắt đầu:

  • Truy cập trang Keyword Overview Tool của Semrush.
  • Nhập keyword mà bạn muốn kiểm tra.
  • Bạn có thể tùy chỉnh quốc gia, thiết bị, thời gian… theo nhu cầu tìm kiếm.
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng SEMrush
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng Semrush

Nhìn chung, Semrush khá phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể giúp bạn dễ dàng phân tích đối thủ cạnh tranh và lập kế hoạch từ khóa cho SEO.

Tuy giá khá đắt đỏ, nhưng họ cho phép người mới dùng thử miễn phí 7 ngày. (thậm chí có thể kéo dài đến 30 ngày).

Kiểm tra KD bằng KWFinder

Trang công cụ KWFinder khá quen thuộc đối với người mới bắt đầu làm SEO:

  • Truy cập trang Keyword Research của KWFinder.
  • Nhập keyword, khu vực và ngôn ngữ mà bạn muốn kiểm tra.
  • Tại trang kết quả, bạn có thể thấy KWFinder liệt kê các keyword liên quan, top 10 đối thủ cùng các điểm số đánh giá.
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng KWFinder
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng KWFinder

Với giao diện đơn giản, dễ dùng, giá khá rẻ… KWFinder là công cụ rất thích hợp cho những bạn viết blog hoặc doanh nghiệp nhỏ. Đặc biệt phù hợp để nghiên cứu các từ khóa dài với độ khó và cạnh tranh thấp.

Kiểm tra KD bằng Ahrefs

Ahrefs là công cụ nghiên cứu chuyên nghiệp dành cho các chuyên gia SEO:

  • Click chọn Keywords Explorer trên menu của Ahrefs.
  • Nhập keyword mà bạn muốn kiểm tra.
  • Trang Overview sẽ hiển thị toàn bộ các thông tin có liên quan đến keyword cần tra cứu.
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng Ahrefs
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng Ahrefs

Tôi đánh giá Ahrefs là công cụ đỉnh cao trong việc nghiên cứu tất tần tật về SEO. Ahrefs có nguồn dữ liệu khổng lồ và rất nhiều tính năng giúp bạn nghiên cứu từ khóa và đối thủ cực kỳ chi tiết.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài hướng dẫn sử dụng Ahrefs chi tiết.

Ahrefs có bảng giá khá cao, nhưng vẫn hỗ trợ gói dùng thử lần đầu 7 ngày chỉ có 7$, cũng rất đáng để bạn trải nghiệm đấy chứ.

Kiểm tra KD bằng Moz Pro

  • Truy cập trang của Moz Pro.
  • Chọn Keyword Overview ở phần menu bên trái.
  • Nhập keyword mà bạn muốn kiểm tra.
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng Moz Pro
Kiểm tra độ khó từ khóa bằng Moz Pro

Tương tự như các trang công cụ trên, Moz có thể giúp bạn kiểm tra độ khó của từ khóa và xem các chỉ số tổng quan về CTR (tỉ lệ nhấp chuột), PA, DA… của đối thủ hàng đầu trên SERP.

Ngoài ra, bạn có thể cài MozBar trên kho ứng dụng Chrome Extension. Công cụ này sẽ hiển thị KD, PA, DA, backlink… trực tiếp trên trang kết quả của Google. Quá tiện lợi mỗi khi bạn muốn research keyword nào đó trên SERP của Google.

Moz Pro cho phép đăng ký dùng thử khá dài (30 ngày) và bảng giá chính thức cũng tương đương với các trang công cụ phổ biến hiện nay.

Kiểm tra mức độ canh tranh bằng lệnh Allintitle

Allintitle là câu lệnh dùng để tìm kiếm keyword có trong title.

Chỉ với cú pháp allintitle:keyword, Google sẽ hiện tất cả các trang có tiêu đề đang chứa từ khóa mà bạn cần tìm kiếm.

Dùng câu lệnh Allintitle trên Goolge
Dùng câu lệnh Allintitle trên Goolge

Hầu hết mọi người làm SEO đều sẽ đưa keyword vào title trang. Vì vậy, bạn dùng cách này bạn có thể kiểm tra nhanh và biết được hiện tại đang có bao nhiêu trang cạnh tranh với keyword này.

Dùng câu lệnh Allintitle có ngoặc kép
Dùng câu lệnh Allintitle có ngoặc kép

Bạn cũng có thể thêm dấu ngoặc kép (“) để tìm trang có title chính xác 100% keyword đó.

Nếu Google trả về ít hơn 10 kết quả, thì rõ ràng dù bạn làm tệ lắm cũng vẫn có thể nằm trong top 10 đó.

Chúng tôi cũng vừa xuất bản bài viết về Keyword Golden Ratio, đây là phương pháp áp dụng toán tử allintitle để tìm từ khóa rất hay.

Với cách này, tôi thường chỉ khám phá được số ít các keyword mang tính phổ biến thông tin, không có giá trị chuyển đổi cao. Nhưng với các bạn mới bắt đầu xây dựng website thì đây cũng là cách để có Organic Traffic “siêu tốc vip pro” 😅.

Mẹo chọn keyword “NGON”

Nếu bạn là người đầu tiên phát triển website về một chủ đề, lĩnh vực hoàn toàn mới, thì không còn gì để nói tiếp, vì rõ ràng bạn là số 1 rồi.

Nhưng tôi và các bạn ở hiện tại, hầu hết đều là những người đến sau và cùng làm SEO với những lĩnh vực đầy sự cạnh tranh. Với tôi, bạn đi sau vẫn có thuận lợi riêng, vì bạn dễ dàng đạt được kết quả nhanh chóng với những dữ liệu thu thập nhanh từ đối thủ đã thành công trước đó.

Mới đây, Action Digital có bài hướng dẫn nghiên cứu từ khóa, bạn có thể tham khảo 4 bước cơ bản:

  • Tìm trang đối thủ hàng đầu: Hãy dùng một vài keyword đặc trưng nhất của chủ đề, lĩnh vực website bạn đang làm, chỉ cần tìm trên Google thôi là bạn đã có thể list được 10-30 trang đổi thủ rồi.
  • Phân tích website đối thủ: Dùng một trong số các trang công cụ ở trên để quét hết toàn bộ từ khóa trên từng domain của đối thủ. 
  • Chọn lọc keyword mục tiêu: Tùy thuộc vào mục tiêu của từng website mà có từng tiêu chí chọn lọc keyword khác nhau. Bạn có thể tham khảo thêm chỉ số CPC (Cost Per Click), CPC cao đồng nghĩa với việc đang có quá nhiều người chạy quảng cáo cho keyword “chuyển đổi” đó. (chúng tôi sẽ sớm cập nhật thêm bài hướng dẫn kiểm tra từ khóa adwords với công cụ keyword planner để gửi đến bạn tham khảo)
  • Đánh giá KD và chọn keyword mục tiêu phù hợp: Mặc dù có Keyword Difficulty và Search Volume rất cao nhưng nếu trong top 10 Google vẫn xuất hiện vài trang đối thủ có chỉ số PA, DA, RD thấp (hoặc ngang bằng với website của bạn) thì đó đích thị là keyword “ngon”.

Tóm lại, con đường đi nhanh nhất là con đường có ít sự cạnh tranh nhất. Bạn hãy tập trung tìm thị trường ngách vừa tầm, vừa sức để có thể triển khai SEO hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất. 

Lưu ý quan trọng để tăng thứ hạng trên Google

Lựa chọn keyword có mức độ liên quan: Nhiều người mắc sai lầm khi bị cuống theo con số traffic từ nội dung trang không có giá trị chuyển đổi, không mang lại lợi nhuận. Hãy phân tích sâu về hành vi người dùng, chọn keyword có mục đích rõ ràng.

Tránh xác định nhầm đối thủ: Trước khi ra trận, bạn cần xác định quân địch là ai. Khi research cần khảo sát kỹ các website hàng đầu trên SERP có cùng lĩnh vực, chủ đề với website của bạn hay không.

Không sợ từ khóa có độ khó cao: Trang đầu của Google có hơn 10 vị trí, chỉ cần có ít nhất 1 vị trí xuất hiện đối thủ “trung bình khá” thì bạn vẫn có cơ hội thay thế được. Hãy lên kế hoạch cho các nhóm keyword thật chi tiết và có lộ trình rõ ràng.

Kết luận

Có hàng trăm tài liệu và công cụ nghiên cứu từ khóa cho SEO ngoài kia, bài viết này cũng chỉ góp thêm một phần nhỏ giúp bạn có góc nhìn rõ nét hơn về Keyword Difficulty trong bức tranh toàn cảnh SEO.

Để kiểm tra và xác định chỉ số Keyword Difficulty thì vô cùng đơn giản. Nhưng để đánh giá và chọn được keyword phù hợp thì chỉ có cách duy nhất là dựa vào kinh nghiệm và nhận định chủ quan của riêng bạn.

Mặc dù tôi viết bài rất tâm huyết, nhưng chắc chắn sẽ còn thiếu sót. Nếu bạn góp ý hoặc thắc mắc gì cần trao đổi thêm thì hãy để lại bình luận bên dưới.

Tôi và đội ngũ Action Digital sẽ phản hồi ngay khi có thể.

Tài liệu tham khảo

Keyword difficulty: What it is and why it’s important in SEO

https://mangools.com/blog/what-is-keyword-seo-difficulty/

Keyword Difficulty: What It Is and How to Measure It

https://backlinko.com/hub/seo/keyword-difficulty

Keyword Difficulty: How To Measure Ranking Possibility

https://www.semrush.com/blog/keyword-difficulty/
Photo of author

Bài viết của

Tùng Ngô

Tôi có niềm đam mê với tranh luận, tôi tranh luận về mọi thứ. Đây là cách tôi kiểm chứng, học hỏi và ghi nhớ kiến thức tốt nhất. Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực IT, pháp lý bất động sản, tài chính ngân hàng và digital marketing... tôi hy vọng có thể chia sẻ và góp phần giúp bạn lựa chọn được giải pháp marketing phù hợp nhất.

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận