Đây là bài hướng dẫn đầy đủ nhất về Email Marketing
Nếu bạn muốn
- Xây dựng danh sách Email chất lượng
- Tăng tỉ lệ mở Email
- Cách viết một Email hấp dẫn
- Chuyển đổi người đăng ký Email thành khách hàng
Chắc chắn bạn sẽ thích bài viết này
Bắt đầu thôi…
Kiến thức cơ bản về Email Marketing
Trong phần này, chúng ta sẽ nói cơ bản về Email Marketing, nó hoạt động như thế nào và tại sao nó quan trọng.
Tôi cũng chỉ cho bạn cách bạn khai thác Email Marketing để áp dụng vào công việc kinh doanh của mình.
1. Email Marketing là gì?
Email Marketing là chiến lược triển khai marketing bằng Email. Đơn giản chỉ vậy.
Email Marketing = Email + Marketing
Email Marketing được sử dụng để giao tiếp với khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, các thông điệp trong email gởi đi thường là: các bản tin, chương trình khuyến mãi, sự kiện…
Email Marketing thường có ROI cao hơn hẳn các kênh khác như SEO, Social Media…Lý do lớn nhất là bạn có thể giao tiếp trực tiếp với đối tượng của mình
Nhưng với sự bùng nổ của các mạng xã hội như TikTok hay Facebook hay Linkedin, thì Email Marketing có còn đất sống không?
2. Email Marketing có hiệu quả không?
Tôi sẽ đưa ra vài dẫn chứng nhanh để cho bạn thấy Email Marketing vẫn còn rất hiệu quả
- Giá trị trung bình của một người đăng ký mail là $37.66. (DMA)
- Giá trị đặt hàng trung bình của một email cao hơn ít nhất ba lần so với social media. (McKinsey)
- Email Marketing có ROI (returns on investment) là 3800%. (Litmus)
Chính vì tỉ lệ ROI này mà có tới 86% những người làm marketing chuyên nghiệp coi Email là một kênh Marketing quan trọng và rất quan trọng (Nguồn: DMA)
3. Tại sao Email Marketing hiệu quả?
Vậy thì tại sao Email Marketing hoạt động tốt như vậy? Sau đây là một vài lý do
Lý do 1: Bạn là chủ sở hữu danh sách Email
Đây thực sự là một lý do quan trọng
Khi bạn có người đăng ký mới trong danh sách email, bạn có quyền giao tiếp trực tiếp với họ trong hộp thư inbox. Bạn là chủ sở hữu danh sách này.
Còn đối với Facebook, Twitter, Instagram hoặc bất kỳ nền tảng mạng xã hội khác…tài khoản của bạn (kèm với bài đăng, lượng fans…) sẽ có thể bị xóa bất cứ lúc nào, vì bất cứ lý do gì mà không cần thông báo.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2019 cho thấy tỉ lệ tương tác tự nhiên của Facebook giảm xuống dưới 1%.
Hãy đối chiếu tỉ lệ tương tác giữa Facebook và Email.
Theo MailChimp, tỉ lệ mở mail trung bình là 20,81%… cao hơn 20 lần so với tương tác bài viết trên Facbook.
Lý do 2: Mọi người muốn nhận Email
Mọi người không muốn lên Facebook chỉ để thấy quảng cáo
Thực tế, 45% người dùng cho biết quảng cáo trên mạng xã hội gây khó chịu, phiền phức. (AdWeek)
Một nghiên cứu đã chỉ ra tằng có đến 86% người tiêu dùng thích nhận các thông điệp quảng cáo qua email hơn là Facebook Ads, quảng cáo trên TV hay Display Ads (HubSpot)
Lý do 3: Tỉ lệ chuyển đổi của Email là rất cao
Chắc chắn là Email tiếp cận tốt hơn các Mạng xã hội, nhưng tỉ lệ chuyển đổi có cao hơn không?
Có luôn!
Khi nói đến việc biến khách truy cập thành người mua hàng, Email là số 1
Tỉ lệ chuyển đổi từ tiềm năng thành khách hàng của Email cao hơn 40 lần so với Facebook và Twitter cộng lại (McKinsey)
33% số người đăng ký email của các trang web bán lẻ đã thực hiện việc mua hàng (eMarketer).
Với các thống kê trên thì Email Marketing có đáng để nghiêm túc đầu tư?
Nhưng giờ bắt đầu làm Email Marketing như thế nào? Chúng ta sẽ thảo luận ở phần tiếp theo nhé.
4. 5 bước triển khai chiến dịch Email Marketing hiệu quả
Ở cấp độ cao hơn, đây là tất cả 5 bước để triển khai chiến dịch Email Marketing
- Xác định chiến lượt Email Marketing: Tìm ra cách tiếp cận Email phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
- Đăng ký công cụ gởi Email Marketing: Đây là công cụ giúp bạn gởi email đến danh sách đăng ký.
- Xây dựng danh sách email: Thu hút nhiều người đăng ký email hơn với ebook, báo cáo, tài liệu, webinar….
- Tạo email trả lời tự động: thiết lập email trả lời tự động để tự động gửi cho người đăng ký mới nội dung hữu ích.
- Theo dõi và cải thiện hiệu quả: cải thiện chiến dịch email marketing của bạn dựa trên tỷ lệ mở mail, tỷ lệ nhấp vào link, chuyển đổi, hủy đăng ký và phản hồi từ người đăng ký.
Hướng dẫn xây dựng danh sách Email
Bước đầu tiên của bất kỳ chiến dịch Email Marketing nào là bạn phải có danh sách Email
Trong phần này, tôi sẽ chỉ cho bạn các chiến lượt xây dựng danh sách Email hiệu quả.
Đây là những kỹ thuật mà tôi áp dụng để xây dựng danh sách email cho mình với hơn 100.000 người đăng ký.
Bắt đầu nhé.
1. Tối ưu trang Giới Thiệu (About)
Thông thường, trang Giới thiệu là trang được truy cập nhiều nhất trên 1 website
Những người thích bạn thường xem trang Giới thiệu. Vì vậy tôi khuyên bạn nên đặt form đăng ký email ở trang này.
Ví dụ, James Clear (anh ta có hơn 500 nghìn người đăng ký) đã đặt form ở cuối trang giới thiệu.
2. Tạo ra Squeeze Page để “hút” Email đăng ký
Lead Page hay Squeeze Page là trang được tạo ra chỉ nhằm mục đích duy nhất là thu thập email từ khách truy cập
Đây là ví dụ về squeeze page của Backlinko
Như bạn thấy, đây là trang chỉ có 1 mục đích là thu thập danh sách Email. Đó là lý do tại sao tỉ lệ chuyển đổi trang này lên tới hơn 14%
Nếu bạn muốn tỉ lệ chuyển đổi cao hơn nữa, bạn có thể tạo nhiều trang Squeeze cho nhiều đối tượng khác nhau
Ví dụ, Hubspot có tới 463 squeeze page, mỗi trang đưa ra các lead magnets khác nhau
Bây giờ hãy nói về cách tạo các lead magnets hấp dẫn.
3. Tạo lead magnet hấp dẫn
Lead magnet chính là huyết mạch của bất kỳ chiến dịch xây dựng email nào
Tại sao lại như vậy?
Thực sự rất khó để khiến ai đó tự nguyện đăng ký “bản tin” hoặc “khóa học luyện thi ielts”. Thay vào đó, bạn cần cung cấp cho mọi người thứ mà họ có thể sử dụng ngay lập tức và có giá trị.
Đó có thể là:
- Checklists
- Ebooks
- Đề thi mẫu
- Case studies
- Templates
- Videos
Nói cách khác, lead magnet của bạn càng có giá trị thì bạn càng thu hút được nhiều email đăng ký
Ví dụ: đây là 1 lead magnet của trung tâm luyện thi IELTS Vietop
4. Tối ưu hóa Trang Chủ (Home Page)
Hầu hết trang chủ của blog sẽ giống như thế này
Chỉ là danh sách các bài viết mới nhất trên blog, điều này là hoàn toàn bình thường
Nhưng nếu bạn muốn thu thập danh sách email, bạn nên đặt form ở trang chủ blog, ở vị trí dễ nhìn
Ví dụ như giao diện cũ của Backlinko
Nói cách khác, hãy thiết kế trang chủ của bạn để biến khách truy cập trở thành người đăng ký nhận email
Và bạn sẽ thấy tỉ lệ chuyển đổi tăng khủng khiếp như thế nào.
Bạn có nhận ra các website lớn như Facebook, Pinterest hay Twitter không hiển thị nội dung trên trang chủ, thay vào đó là form yêu cầu đăng ký.
Từ chính phát hiện này, Brian Dean đã thay đổi trên chính blog backlinko và kết quả là tỉ lệ đăng ký Email tăng lên đáng kể
Đây là giao diện mới. Tỉ lệ chuyển đổi đã tăng lên 95%. Từ 4.6% ở giao diện cũ lên 9.01% ở giao diện mới. Bạn nghĩ gì về điều này?
5. Popup khi có ý định thoát trang
Đầu tiên, tôi thừa nhận rằng tôi rất ghét popup. Đã có thời gian dài tôi không bao giờ sử dụng popup trên bất kỳ website nào của tôi quản lý.
Nhưng rồi tôi nhận ra: Không phải popup nào cũng giống nhau, nhất là khi nó mang lại giá trị cho người dùng.
Rồi tôi quyết định thử lại popup
Lần này tôi chỉ sử dụng popup khi khách truy cập có ý định thoát trang và tôi sẽ cung cấp thứ gì đó rất có giá trị.
Như vậy tôi không làm khó chịu người dung bằng những thứ vớ vẩn như thế này
Thay vào đó, tôi đã sử dụng popup như thế này và nó chỉ bật lên khi bạn có ý định thoát khỏi website
Như vậy, bạn sẽ không phải suy nghĩ đặt popup ở đâu cho không gây khó chịu cho khách truy cập mà vẫn có hiệu quả cao về tỉ lệ chuyển đổi.
Kết quả như thế nào?
Trước khi sử dụng popup, tỉ lệ chuyển đổi là 3.55%, sau khi sử dụng là 6.14% (Tăng 72.9%)
6. Nâng cấp nội dung
Nâng cấp nội dung là chiến lược xây dựng danh sách email tôi thích nhất.
Thưc tế, một bản nâng cấp nội dung đã tăng tỉ lệ chuyển đổi trên blog của tôi lên tói 755.2%
Quy trình như sau:
Vào Google Analytics, tìm bài nào có nhiều lượt truy cập
Tiếp theo, hãy xem người đọc bài viết đó họ đang muốn gì?
Ví dụ, bài này có 8,578 lượt truy cập mỗi tháng
Bài này dài 4,623 từ, quá dài để đọc một ngay một lúc, và nhiều người đã yêu cầu tôi cung cấp bản PDF để họ có thể đọc sau này.
Vì vậy, tôi quyết định làm một phiên bản PDF như là 1 bản Nâng cấp nội dung, và tôi làm nổi bật nó trong bài post
Bạn có thể để thông báo ở đầu bài post
Và ở cuối trang
Hoặc bạn đặt cả 2, tùy vào bố cục trang web của bạn.
Email Templates
Bây giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo email khiến người nhận phải mở mail và click vào link.
Cụ thể, tôi cũng sẽ chia sẻ 4 email templates hoạt động hiệu quả.
Những email template này được thiết kế đặc biệt giúp bạn tạo ra nội dung email có giá trị cao mà người đăng ký sẽ thích.
Bạn đã sẵn sàng gởi email mà mọi người muốn đọc chưa?
Template 1: Content Newsletter
Content Newsletter là email cung cấp 100% nội dung thuần túy có giá trị
Giá trị thể hiện ở dạng chia sẻ một số mẹo, thủ thuật.. Hoặc liên kết đến các nguồn hữu ích. Hoặc một câu chuyện cá nhân.
Giá trị chính xác là gì không quan trọng. Miễn là bạn không quảng cáo.
Mẫu email thuần thông tin tôi đã gởi
Và hàng chục người đã trả lời email chỉ để nói cảm ơn.
Và đây là email template
Tiêu đề hấp dẫn
Hãy sử dụng tiêu đề mà khiến mọi người tò mò về thông điệp phía trong email của bạn
Ví dụ, Tôi đã sử dụng tiêu đề: “Cách để tăng 45.5% lượt truy cập trong 7 ngày” và kêt quả là tôi nhận được 32.3% tỉ lệ mở mail.
Đoạn mở đầu hấp dẫn
Hãy bắt đầu email newletter của bạn với một đoạn mở đầu hấp dẫn.
Bằng cách này, bạn sẽ thu hút được người đọc email ngay lập tức
Với tôi, tôi thích mở đầu email bằng một câu chuyện nhỏ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu đơn giản, mô tả những gì trong phần tiếp theo của email
Nội dung có giá trị
Đây là nội dung chính của email newletter
Nếu bạn không biết viết gì ở đây, thì tôi khuyên bạn nên liệt kê ra 3-5 gạch đầu dòng để mọi người có thể làm theo
Hoặc bạn có thể chia sẻ cho người đăng ký của mình một bài học quan trọng dưới dạng một câu chuyện.
Hoặc bạn cũng có thể liệt kê 3-5 link dẫn đến các bài viết cụ thể nào đó hữu ích, giống như mẫu newletter này
Call to Action (CTA)
Như phần trên tôi đã đề cập, bạn không nên quảng cáo gì trong email Newletter
Nhưng không phải là bạn không đề cập tới lời kiêu gọi hành động (Call-to-Action).
Vậy, làm thế nào để sử dụng CTA khi email bạn cung cấp 100% giá trị thuần thông tin?
Vâng, khi tôi gửi một câu chuyện, tôi sử dụng CTA yêu cầu mọi người trả lời ý kiến của họ hoặc nhận xét.
Ví dụ bạn vừa gửi một danh sách liên kết đến các thực đơn giảm cân trong 14 ngày.
CTA của bạn có thể là thử một trong các thực đơn trong tuần này.
Loại CTA mà bạn sử dụng không quan trọng.
Điều quan trọng là luôn đưa CTA vào các email newletter.
Như vậy, khi bạn quảng cáo điều gì đó, người đăng ký của bạn sẽ mất cảnh giác.
Template 2: Đưa ra một ưu đãi
Đó là một email thúc đẩy người đăng ký của bạn mua hàng.
(Thường dưới hình thức bán có thời gian giới hạn).
Đây là template
Tiêu đề thể hiện thẳng thẳn, đi ngay vào vấn đề
Chỗ này không cần phải sáng tạo, suy nghĩ gì, chỉ cần nói thẳng ưu đãi của bạn
Đây là một ví dụ từ Red Dress Boutique.
Mô tả Ưu đãi
Bắt đầu email bằng một hoặc hai dòng mô tả ưu đãi của bạn
Chỉ cần mô tả ưu đãi của bạn là gì và tại sao ưu đãi đó đáng chú ý.
Chi tiết ưu đãi
Phần trên là bạn mô tả ưu đãi, bây giờ bạn phải đi vào phần quan trọng nhất của template này là trình bày chi tiết ưu đãi như
- Ngày bắt đầu và kết thúc
- Các lợi ích chính
- Câu chuyện phía sau ưu đãi
- Các điều kiện hoặc giới hạn kèm theo
Đây là một ví dụ thực tế:
Bạn nên lưu ý, đừng làm mọi người khó hiểu bởi quá nhiều thông tin rõ ràng.
Nhớ là, bạn không bán hàng trong email, mọi người phải đến website của bạn để mua hàng, vì vậy hãy để landing page thực hiện việc bán hàng, không phải email.
Tóm lại: mục tiêu của phần này là để mọi người tìm hiểu về ưu đãi và truy cập trang web của bạn.
CTA
Khỏi suy nghĩ nhiều, chỗ này cần 1 CTA đủ mạnh để cho mọi người biết họ phải làm gì tiếp theo
PS
PS là một chiến thuật nhỏ có thể dễ dàng tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển đổi của bạn.
Sao thần thánh vậy?
Bởi vì nhiều người sẽ đọc lướt tin nhắn của bạn… nhưng hãy dừng lại và đọc từng từ một trên PS của bạn.
Vì vậy tôi khuyên bạn nên sử dụng PS trong hầu hết các email Ưu đãi. Bạn chỉ cần là tóm tắt ưu đãi và bao gồm một lời kêu gọi hành động khác.
Template 3: Thông báo
Với email Thông báo, bạn sẽ không được quảng cáo giảm xx% (cái này là mẫu Ưu đãi phía trên)
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng template này cho các thông báo quan trọng như:
- Ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới
- Sự kiện trực tiếp
- Phiên bản mới của sản phẩm
- Phát hành sản phẩm trong thời gian giới hạn
- Các chức năng quan trọng được thêm vào sản phẩm hiện có.
- Vân vân và mây mây, miễn nó có chức năng thông báo quan trọng.
Đây là template:
Tiêu đề = “Giới thiệu” hoặc “Thông báo”
Bạn cần nói rõ ràng làm thông báo của bạn rất quan trọng. Có thể bạn sẽ chỉ gửi 1 hoặc 2 email Thông báo mỗi năm.
Vì vậy, hãy sử dụng các từ như “Giới thiệu” hoặc “Lần đầu tiên” trong dòng tiêu đề của bạn.
Ví dụ: đây là tiêu đề tôi đã sử dụng khi chạy phiên bản mới của khóa học SEO That Work 3.0:
Compelling Lead
Ở đây bạn có một vài tùy chọn
Bạn có thể đi ngay vào vấn đề trọng tâm của thông báo
Hoặc bạn cũng có thể làm kịch tính một chút như đưa ra dự đoán như cách Marie Forleo làm
The Big Reveal
Bây giờ đã đến lúc mô tả chính xác những gì bạn đang thông báo và tại sao điều đó lại quan trọng.
Ví dụ: trong email thông báo này, BuzzSumo nhanh chóng mô tả tính năng mới của họ hay ho như thế nào.
CTA rõ ràng
Bây giờ người đọc của bạn đã biết về thông báo, hãy cho họ biết bước tiếp theo.
Nếu là sản phẩm, CTA sẽ yêu cầu mọi người truy cập trang bán hàng của bạn và đăng ký.
Nếu là dịch vụ mới, bạn có thể yêu cầu mọi người điền vào form.
Tóm lại, hãy cho mọi người biết chính xác bạn muốn họ làm gì tiếp theo.
Template 4: Blog Post Newsletter
Khi nói đến quảng bá nội dung, Email là Vua
Ví dụ, tôi đã xuất bản bài này vào đầu năm 2019.
Và để thông báo, tôi đã gửi một bản tin đến danh sách email của mình:
Tôi cũng đã đăng một Tweet.
Tweet đã nhận được 962 lượt click. Và bản tin đã nhận được 15,744 lượt click.
Nhiều hơn 16 lần
Đây là template tôi đề xuất
Title sẽ là Chủ đề của bài Post
Tôi đã thử nghiệm hàng chục mẫu dòng tiêu đề trong sáu năm qua.
Và khi nói đến việc quảng bá nội dung blog, tôi thấy rằng bản thân chủ đề bài đăng trên blog hoạt động rất hiệu quả.
Ví dụ: khi tôi khởi chạy hướng dẫn này về SEO trên thiết bị di động, tôi đã chọn dòng chủ đề: “SEO trên thiết bị di động”.
Với dòng tiêu đề đơn giản đó dẫn đến tỷ lệ mở mail là 44,6%.
The Lead
Loại khách hàng tiềm năng bạn sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào chủ đề bài đăng trên blog
Ví dụ: nếu chủ đề mang tính cá nhân, hãy bao gồm một câu chuyện:
Nếu nó đáng tin, bạn muốn viết một cái gì đó như: “Như bạn có thể đã nghe, một nghiên cứu mới đã tìm thấy…”.
Hoặc bạn có thể chỉ cho mọi người biết rằng bạn đã xuất bản một cái gì đó mới.
Danh sách gạch đầu dòng
Tiếp theo, liệt kê 3-4 điều mà ai đó sẽ học được từ bài đăng của bạn.
Hãy tạo sự hứng thú cho bài đăng của mình bằng liệt kê những điều hay ho
Đây là một ví dụ từ một trong các bản tin của tôi:
Link tới bài đăng
Cuối cùng, thêm link đến bài đăng của bạn.
Có thể là một link bình thường
Hoặc một nút, tùy bạn
Cách để tăng tỉ lệ mở Email
Bây giờ đã đến lúc tôi chỉ cho bạn cách đạt được tỷ lệ mở mail SIÊU cao.
Trên thực tế, tôi luôn nhận được hơn 35% tỷ lệ mở trên các bản tin có hơn 100 nghìn người đăng ký.
(Cao gấp đôi mức trung bình trong ngành số lượng email tương tự)
Bây giờ cùng xem các chiến lược tôi sử dụng là gì.
1. Thời gian gửi mail
Bạn nên gởi mail khi:
- Người nhận đang thức
- Người nhận đang có ít mail cần đọc
Đó là lý do tại sao bạn không nên gởi mail vào lúc sáng sớm
Nếu không, email của bạn sẽ nằm chung với một đống email chưa đọc khác
Hãy gửi email khi hộp thư đến của người đọc đang trống. Lúc này thường là vào sáng muộn hoặc đầu giờ chiều.
Bằng cách đó, bản tin của bạn sẽ ở đầu hộp thư đến của họ.
Không có “thời điểm tốt nhất để gửi email” phù hợp với tất cả mọi người.
Bạn cần test các thời gian gửi khác nhau để xem thời gian nào có tỷ lệ mở cao nhất cho bạn.
Ví dụ: sau khi test hàng chục thời gian gửi khác nhau, tôi thấy rằng 10 giờ sáng là thời gian tốt nhất cho người đăng ký của tôi.
10 giờ sáng là hoàn hảo vì mọi người đang làm việc. Và lúc này, họ đã đọc xong các email buổi sáng của mình.
2. Email chào mừng ấn tượng
Hầu hết các email chào mừng trông giống như sau:
Như ai đó đã nói: “bạn không có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên“.
Và loại email chào mừng này tạo ấn tượng đầu tiên RẤT TỆ.
Thay vào đó bạn nên làm gì?
Đầu tiên, hãy nhiệt liệt chào mừng mọi người đến với bản tin của bạn.
Thời đại này, không ai hào hứng để nhận newletter cả
Trên thực tế, những người đăng ký mới đang đề phòng. Họ đang tìm BẤT KỲ lý do gì để hủy đăng ký.
Hãy trấn an họ, cho họ biết rằng họ đã quyết định đúng.
Cụ thể, hãy cho họ biết họ sẽ nhận được những gì họ mong đợi trong vài ngày hoặc vài tuần tới.
Cuối cùng, hãy kết thúc bằng lời kêu gọi hành động.
Đây có thể là một CTA để xem một số bài viết từ trang web mà bạn đề xuất. Hoặc một liên kết đến các sản phẩm mới nhất của bạn.
Ví dụ: khi tôi lần đầu tiên bắt đầu Backlinko, tôi đã yêu cầu những người đăng ký mới trả lời với khó khăn/khúc mắt của họ trong digital marketing:
Đây không chỉ là nơi khai thác ý tưởng nội dung blog mà còn giúp tôi thiết lập mối quan hệ bền vững với những người đăng ký mới.
Hãy nhớ: Đây là những người đăng ký mới. Vì vậy, bạn không nên sử dụng CTA bán hàng.
Nhưng bạn nên khiến họ có thói quen hành động theo CTA của bạn
3. “Quy tắc 80/20” về Nội dung Email
Quy tắc 80/20 rất đơn giản
80% email phải cung cấp giá trị hữu ích, 20% còn lại là quảng bá sản phẩm, dịch vụ
Ví dụ: tôi thường gửi khoảng 10 email có giá trị hữu ích, sau đó là 1 emai bán hàng.
Những người đăng ký của tôi biết rằng khi tôi gửi một thứ gì đó, thì nó rất có giá trị và đáng để mở ra xem.
Lưu ý thêm là
“Giá trị” không nhất thiết phải ở dạng nội dung.
Ví dụ: giả sử bạn điều hành một trang web bán khóa học luyện thi ielts.
Vậy thì, việc giảm giá 25% học phí cho khóa học có giá trị đối với những người đang tìm kiếm chứ. Phải không nào?
Mặc dù vậy, các trang web vẫn phải nên gởi các email có giá trị cho người dùng.
4. Tối ưu đoạn xem trước cho Gmail
Khi ai đó quyết định có mở email hay không, họ sẽ xem xét ba điều:
- Tiêu đề Email
- Người gởi
- Đoạn xem trước của email
Hầu hết mọi người quyết định có mở mail hay không dựa vào bản xem trước.
Trên thực tế, bản xem trước nội dung email giống như một dòng tiêu đề thứ hai.
Và nếu nó trông ngớ ngẩn như thế này, tỉ lệ mở mail sẽ rất thấp:
Đó là lý do tại sao bạn nên tối ưu hóa một vài dòng đầu tiên của email để nó nhìn hấp dẫn hơn.
Đây là một ví dụ
Cách tăng tỉ lệ email vào Inbox
Đầu tiên là
Khả năng email vào inbox không phải là vấn đề mọi người quan tâm nhiều.
Các marketer đang dành thời gian để xây dựng danh sách mail chất lượng, viết tiêu đề hấp dẫn
Nhưng theo tôi, khả năng mail vào inbox hay không mới là quan trọng nhất.
Vì
Danh sách mail chất lượng hay tiêu đề siêu hấp dẫn thì sẽ vô nghĩa nếu không ai thấy nó.
Trong phần này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách tăng tỉ lệ gởi mail vào thẳng inbxo của người đọc.
1. Xóa danh sách những người không mở mail
Một vài năm trước, tôi đã gặp một vấn đề về tỉ lệ mail vào inbox.
Tỉ lệ mở mail giảm từ 40% xuống 30% rồi dưới 20% chỉ trong vài tháng.
Thậm chí có những chiến dịch tỉ lệ mở mail chỉ 15%
Và rất nhiều người đăng ký nói rằng các email của tôi bị vào spam.
Tôi đã test lại các tiêu đề, chỉnh sửa nội sung nhiều lần, nhưng vẫn vào spam.
Nhưng có 1 điều tôi bỏ qua mà chưa thử đó là Xóa danh sách những người không mở email
Tôi quyết định xóa thử, không thể để tỉ lệ mở mail tiếp tục giảm như vậy được.
Vì vậy, tôi đã đăng nhập vào Aweber và xóa bất kỳ người nào không mở email trong 4 tháng qua.
Tôi đã xóa 28.018 người đăng ký khỏi danh sách email của tôi.
Việc xóa những người tự nguyện đăng ký vào danh sách mail của mình thì thật đáng tiếc, nhưng có đáng làm vậy không?
Yes, chỉ vài tháng sau, tỉ lệ mở mail của tôi tăng lên đáng kể, hơn 35%
Hiện nay, tôi xóa bất kỳ người nào chưa mở hoặc nhấp vào email trong 4 tháng.
Và đó là lý do chính giúp tôi có tỉ lệ mở mail cao chót vót.
2. Giảm thiểu khiếu nại về Spam
Các dịch vụ email như Gmail, Yahoo và Outlook rất coi trọng các khiếu nại về spam.
Nếu nhiều người đánh dấu email của bạn là spam, nó sẽ gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng mọi người không muốn đọc email của bạn.
Câu hỏi đặt ra là:
Làm thế nào bạn có thể giảm các khiếu nại về spam?
Việc hiển nhiên là bạn phải gởi email có nội dung tốt, đúng cái người đọc cần.
Nhưng ngoài ra còn một số mẹo nhỏ mà tôi đã tích lũy được trong nhiều năm
Các mẹo này đã giúp tỷ lệ khiếu nại về spam của tôi luôn ở mức cực thấp (khoảng 10 đơn khiếu nại trên 100.000 email):
Đầu tiên, hãy làm cho nút hủy đăng ký dễ thấy, dễ tìm
Nếu bạn khiến ai đó tìm kiếm link hủy đăng ký khó khăn, họ sẽ bỏ cuộc và nhấn nút spam.
Thay vào đó, hãy làm cho link hủy đăng ký của bạn trở nên siêu rõ ràng:
Thứ hai, đừng gửi email quá nhiều.
Thực tế là, hầu hết mọi người nhấn “Spam” vì thất vọng hoặc bị làm phiền.
(Đặc biệt đối với các bản tin mà họ đã đăng ký)
Và không có gì khiến mọi người thất vọng hơn là một loạt email gởi liên tục.
Vì vậy, nếu bạn gửi nhiều hơn một email mỗi tuần, hãy cân nhắc việc cô đọng nội dung đó thành một email hàng tuần.
(Lưu ý: Có những ngoại lệ đối với quy tắc này. Ví dụ: bạn có thể gửi 5 email trong 5 ngày cho một chương trình khuyến mãi lớn hoặc ra mắt sản phẩm trong thời gian giới hạn. Chỉ cần đừng biến email hàng ngày thành thói quen trừ khi đó là những gì mọi người đã đăng ký muốn nhận)
3. Tiêu đề ngắn gọn
Đây là điều tôi nhận thấy gần đây:
Bản tin với dòng tiêu đề siêu ngắn có tỷ lệ mở tốt nhất.
Ví dụ: dòng chủ đề “Nội dung tuyệt vời” có tỷ lệ mở là 42,7%:
Điều này có thể rút ra kết luận đơn giản là các dòng tiêu đề ngắn có nhiều lượt mở hơn các dòng tiêu đề dài.
Nhưng tôi có một giả thuyết khác:
Dòng tiêu đề ngắn giúp tăng khả năng mail vào inbox.
Và đây là lý do
Bộ lọc spam sẽ gắn cờ các email có chứa các từ và cụm từ nhất định. Và nhấn mạnh rất nhiều vào tiêu đề.
Vì vậy, bạn càng sử dụng nhiều từ trong tiêu đề, thì càng có nhiều khả năng một trong số chúng đã bị gắn cờ spam:
Nhưng khi bạn sử dụng các dòng tiêu đề ngắn, bạn sẽ ít bị bộ lọc hơn.
Nhắc lại, đây chỉ là lý thuyết. Tôi không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy các tiêu đề ngắn lọt qua bộ lọc spam tốt hơn.
Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về email vào spam, tại sao không thử viết tiêu đề ngắn hơn?
4. Sử dụng Double Opt-In
Khi nói về nên sử dụng Single Opt-in hay Double Opt-in, thì sẽ không có câu trả lời chính xác.
Nếu mục tiêu của bạn là số lượng email thì Single Opt-in rõ ràng là cách tốt nhất.
Nhưng nếu mục tiêu là tăng khả năng tương tác, khả năng vào inbox thì nên chọn Double Opt-in
Mục tiêu của tôi là tương tác, nên tôi chọn Double Opt-in.
Các công cụ Email Marketing phổ biến
Trong chương này, tôi sẽ đánh giá nhanh 5 Nhà cung cấp Dịch vụ Email (ESP) hàng đầu.
Không có “nhà cung cấp dịch vụ email marketing tốt nhất” nào phù hợp với tất cả mọi người. Tùy chọn “tốt nhất” phụ thuộc vào số lượng mail, mục tiêu marketing và các tính năng quan trọng đối với bạn.
Đó là lý do tại sao tôi không đánh giá nhà cung cấp nào là tốt nhất.
Thay vào đó, tôi sẽ nêu rõ ưu, nhược điểm và các trường hợp sử dụng cho từng nền tảng email.
Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm công cụ email marketing, những đánh giá này sẽ giúp bạn chọn được nhà cung cấp tốt nhất cho mình.
1. MailChimp
Bạn có thể sử dụng MailChimp để gửi các bản tin đơn giản. Hoặc nó có thể là một nền tảng marketing automation khai thác các thông điệp dựa trên hành vi và cart abandonment.
Đó là một trong số ít nền tảng giúp bạn làm marketing automation theo cách đơn giản. Nhưng nếu bạn muốn những chức năng phức tạp hơn, MailChimp cũng có thể đáp ứng tốt.
Miễn phí cho danh sách dưới 2000 email với các tính năng hạn chế. Bản Pro có giá từ $10/tháng
2. Constant Contact
Với điểm đặc biệt là thiết kế kéo và thả và tích hợp nền tảng thương mại điện tử, Constant Contact tập trung vào thị trường thương mại điện tử. Vì thế, khá nhiều blogger, tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp dịch vụ sử dụng.
Vì vậy, nếu bạn điều hành một trang web thương mại điện tử, bạn có thể sử dụng Constant Contact.
Giá từ $20 – $45 tùy thuộc vào số lượng người đăng ký bạn có.
3. ConvertKit
ConvertKit đã trở thành một trong những nền tảng email marketing phổ biến nhất trên thế giới.
Một điều khiến ConvertKit trở nên đặc biệt là 100% tính năng của nó đều tập trung vào việc hỗ trợ cho “giới sáng tạo”.
(Như là các blogger, nghệ sĩ và nhạc sĩ)
Vì vậy, nếu bạn thuộc giới sáng tạo, bạn nên cân nhắc sử dụng ConvertKit
Giống như hầu hết các ESP, giá dựa trên số lượng người đăng ký. Bắt đầu từ $29 cho danh sách dưới 1.000 người đăng ký. ConvertKit cũng cung cấp bản dùng thử miễn phí 14 ngày.
4. GetResponse
GetResponse có đầy đủ các tính năng của một ESP (như trả lời tự động và marketing automation).
Các gói phí cũng kèm theo các tool như landing page, popups…Có giá từ $15/tháng với các tính năng hạn chế, được dùng thử 30 ngày.
5. Aweber
Aweber là vua của sự đơn giản. Đó là lý do tại sao tôi sử dụng nó.
Aweber có tích hợp một số công cụ marketing automation. Nhưng nó khá cơ bản so với hầu hết các ESP khác.
Nhưng nếu bạn muốn một công cụ đơn giản và đáng tin để gửi bản tin và email trả lời tự động, bạn không nên bỏ qua Aweber.
Các gói trả phí bắt đầu từ $19 tháng. Bạn có thể dùng thử bất kỳ gói nào miễn phí 30 ngày, miễn là danh sách của bạn có ít hơn 25.000 người đăng ký.
Bảng so sánh các phần mềm Email Marketing
Marketing Automation
Nhiều người xem Marketing Automation là “the next big thing” trong digital marketing.
Liệu có đúng không?
Không, marketing automation sẽ không tăng gấp đôi doanh số của bạn một cách thần thánh.
Như các công cụ khác, tự động hóa phù thuộc vào cách bạn sử dụng.
Khi sử dụng đúng cách, bạn có thể gửi thông điệp của mình đến đúng người vào đúng thời điểm.
Điều này tốt hơn rất nhiều so với gửi email hàng loạt cho toàn bộ danh sách của bạn với cùng một thông điệp.
1. Làm thế nào để tạo một chuỗi mail trả lời tự động
Nếu bạn chưa quen với tự động hóa, tôi khuyên bạn nên làm quen với một chuỗi trả lời tự động đơn giản.
Nội dung trả lời tự động sẽ rất khác nhau giữa blog so với trang thương mại điện tử hay với công ty cung cấp dịch vụ.
Nhưng về cơ bản thì cấu trúc sẽ giống nhau
Khi bạn đã hiểu rõ về việc tạo một thư trả lời tự động cơ bản, bạn có thể thử sử dụng các thư trả lời tự động khác nhau cho những người khác nhau.
Ví dụ:
Giả sử bạn điều hành một công ty cung cấp dịch vụ giúp mọi người đặt lịch hẹn với bác sĩ.
Và bạn có hai loại người truy cập trang web của bạn: bác sĩ và bệnh nhân.
Thật ngớ ngẩn khi đặt bác sĩ và bệnh nhân vào cùng một thư trả lời tự động.
Thay vào đó, bạn hãy tạo thư trả lời tự động khác nhau cho mỗi nhóm:
Có thể bạn sẽ tự hỏi
“Làm thế nào biết được người đăng ký là bác sĩ hay bệnh nhân?”
Đơn giản thôi, bạn có thể xem trang mà họ đăng ký. Ai đăng ký từ trang “đăng ký tài khoản bác sĩ” đều có thể là bác sĩ. Vì vậy, bạn có thể tự động đưa chúng vào phần trả lời tự động đó.
Bạn cũng có thể hỏi xem họ thuộc nhóm nào trong quá trình đăng ký:
2. Thiết lập phân đoạn
Phân đoạn (Segmentation) là một cách dễ dàng để bắt đầu với marketing authomation.
Thay vì đưa mọi người vào các chương trình trả lời tự động khác nhau, bạn phân đoạn (hoặc “gắn thẻ”) người đăng ký dựa trên hành vi.
Sau đó, gửi email tới các phân đoạn đó với các nội dung được cá nhân hóa.
Vi dụ:
Khi lần đầu tiên tôi ra mắt chương trình đào tạo YouTube, First Page Videos, tôi đã thông báo chương trình này cho toàn bộ danh sách email Backlinko.
Tôi đã nghĩ rằng:
“Marketing trên YouTube đang bùng nổ. Bất kỳ ai quan tâm đến SEO cũng có thể muốn phát triển kênh YouTube. “
Nhưng tôi đã nhầm.
Hóa ra, một phần lớn người đăng ký của tôi KHÔNG quan tâm đến YouTube.
Vì vậy, vào lần tiếp theo khi ra mắt khóa học, tôi quyết định sử dụng tính năng phân đoạn. Bằng cách đó, chúng tôi CHỈ gửi email cho những người quan tâm đến hoạt động marketing trên YouTube.
Để làm điều đó, tôi đã gửi cho toàn bộ danh sách lời mời tham gia một loạt đào tạo mới về SEO YouTube.
Để có quyền truy cập vào chuỗi video, người đăng ký phải giơ tay và nói: “Tôi quan tâm”.
Và bởi vì tôi đã gửi email trước cho những người muốn nhận, nên tỷ lệ chuyển đổi lần này rất cao.
3. Làm quen với 1 chiến dịch marketing automation
Hãy để tôi làm rõ vài điều
Marketing automation rất tiềm năng.
Nhưng nhược điểm của tự động là bạn sẽ dễ mất kiểm soát.
Trước khi bắt đầu, bạn phải thực sự hiểu rõ những gì sẽ xảy ra
Vì vậy, nếu bạn mới làm quen với email marketing, hãy tập trung vào việc xây dựng danh sách email và gửi cho người đăng ký những nội dung TUYỆT VỜI.
Khi bạn đã thành thạo vấn đề trên thì hãy nghĩ đến việc phân đoạn.
Hãy sử dụng các thẻ để phân đoạn danh sách của bạn thành 2-3 nhóm khác nhau.
Sau đó, khi bạn cảm thấy mình đã hoàn toàn thành thạo việc gắn thẻ và phân đoạn, hãy thử tự động hóa toàn bộ email.
Các thông điệp phải được nhắm mục tiêu dựa trên số lần mở, số nhấp chuột, số trang đã truy cập, lịch sử mua hàng trước đây, nhân khẩu học, thời gian trên trang web và nhiều thứ khác nữa.
Ví dụ:
Giả sử bạn điều hành một trang web thương mại điện tử bán thức ăn cho chó.
Và khi một người đăng ký mới đăng ký, họ đã chọn “Alaska” từ câu hỏi “Bạn sở hữu giống chó nào?”
Vài ngày sau người đó bỏ một túi thức ăn cho chó vào giỏi hàng của họ… rồi thoát trang.
OK, với marketing automation, bạn có thể gởi thông báo chung chung là “Bạn đã quên thứ gì đó”.
Thay vào đó, bạn có thể gửi cho họ “giảm giá cho khách hàng mới” để giảm giá 20% cho lần mua hàng đầu tiên. Và bạn có thể kể đến việc chó Alaska YÊU sản phẩm mà họ có trong giỏ hàng.
Cool.
Các chiến lược nâng cao về Email Marketing
Trong chương này, tôi sẽ chia sẻ một số chiến thuật nâng cao mà tôi đã tích lũy được trong nhiều năm.
Vì vậy, nếu bạn muốn khai thác nhiều hơn từ các chiến dịch email marketing, phần này là dành cho bạn.
Bắt đầu nào.
1. Sử dụng Email dạng Text
Nathan Barry đã nói: “Mẫu email đẹp không tốt cho doanh nghiệp.”
Anh ấy nói đúng 100%
Thiết kế mẫu email đẹp chỉ làm mất tập trung vào thông điệp chính
Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên gửi những email giống như đến từ một người bạn hoặc đồng nghiệp.
Đây là một ví dụ tuyệt vời từ Dan Martell:
Email này không có logo , header và những thứ vô nghĩa khác.
Đó là một email rất đơn giản. Nice
2. Hãy gởi email với tư cách cá nhân
Hầu hết các email đều bị bỏ qua vì chúng nhàm chán và chung chung.
Giải pháp là gì?
Làm cho email của bạn giống như được viết và gửi từ một người duy nhất.
(Ngay cả khi bạn là một thương hiệu lớn với hàng nghìn nhân viên).
Ví dụ, HubSpot là một công ty lớn với hàng trăm nhân viên.
Nhưng họ lại gởi email với tên là Aja
Bạn có cảm giác như Aja vừa gửi cho bạn một email… không phải là một thương hiệu vô danh. Right?
3. Mỗi email chỉ nên có 1 CTA
Bạn muốn cải thiện tỷ lệ nhấp vào email của mình?
Hãy sử dụng chỉ 1 CTA cho 1 email
Trên thực tế, WordStream báo cáo rằng email với một CTA duy nhất có thể tăng số nhấp chuột lên 371%.
Nói cách khác, đừng gửi email với nhiều tùy chọn.
Thay vào đó, hãy cung cấp cho người đăng ký MỘT tùy chọn rõ ràng.
4. Sử dụng Font chữ lớn hơn 15px
Theo Litmus, 67% tổng số email được mở trên thiết bị di động.
Và một trong những cách dễ nhất để làm cho các bản tin của bạn được tối ưu hóa cho thiết bị di động là gì?
Sử dụng font chữ lớn
(Lý tưởng nhất là lớn hơn 15px).
Thật tiếc là hầu hết các bản tin vẫn sử dụng phông chữ 12-13px.
Trên Desktop thì OK
Nhưng font chữ 12px rất khó đọc trên iPhone nếu không kéo và phóng to.
Ví dụ: hãy xem sự khác biệt giữa hai bản tin này:
Nội dung giống nhau. Cùng một định dạng. Kích thước font chữ khác nhau.
Hoàn toàn khác biệt.
Cảm nghĩ của bạn là gì?
Tôi thực sự hy vọng bạn thích bài hướng dẫn 7.000 từ của tôi về email marketing.
Bây giờ tôi muốn nghe từ bạn:
- Bạn sẽ áp dụng kỹ thuật nào trước trong hướng dẫn này?
- Bạn sẽ sử dụng font chữ 15px chứ?
- Hay bạn có muốn thử marketing automation?
Dù sao đi nữa, hãy cho tôi biết bằng cách để lại bình luận bên dưới ngay bây giờ.
Nguồn tham khảo: Backlinko