Giống như việc bạn đang loay hoay tìm đường đi khi đến một thành phố mới mà trong tay không có bản đồ.
Google cũng vậy, sẽ rất khó khăn để tìm thấy tất cả các trang trên website của bạn mà không có một cái sơ đồ website hay chính là XML sitemap để chỉ dẫn đường đi.
Và việc gửi XML sitemap của bạn lên Google cho phép Googlebot thu thập dữ liệu và lập chỉ mục website của bạn một cách đầy đủ, hiệu quả và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn 4 cách gửi sitemap cho Google đơn giản chỉ vài phút thực hiện.
Sitemap là gì?
Sitemap hay còn gọi là “Sơ đồ trang web” là một file giúp các công cụ tìm kiếm tìm, thu thập thông tin và lập chỉ mục tất cả nội dung trang web của bạn.
Nó bao gồm thông tin về các trang, video và các file khác trên website cùng mối quan hệ giữa chúng.
Các công cụ tìm kiếm sẽ đọc file này để thu thập dữ liệu trên website của bạn.
Sitemap cho Google biết những trang và file mà bạn cho là quan trọng trên website của mình.
Có 4 loại sitemap chính:
- Sitemap XML: Đây là loại sitemap phổ biến nhất. Nó thường ở dạng liên kết đến các trang khác nhau trên website của bạn.
- Sitemap dành cho video: Được sử dụng đặc biệt để giúp Google hiểu nội dung video trên trang của bạn .
- Sitemap dành cho News: Giúp Google tìm thấy nội dung trên các website được chấp thuận cho Google News.
- Sitemap hình ảnh: Giúp Google tìm thấy tất cả các hình ảnh được lưu trữ trên trang web của bạn.
Các loại định dạng sitemap
Google hỗ trợ nhiều định dạng sitemap cho website.
Tuy nhiên, mình chỉ nói đến 2 loại phổ biến nhất là XML và HTML.
- XML: Chỉ các bot của công cụ tìm kiếm mới có thể đọc được định dạng này.
- HTML: Bots và người dùng đều có thể đọc.
Đối với mọi định dạng, một sitemap chỉ được phép có kích thước tối đa là 50MB và chứa không quá 50.000 URL.
Nếu có nhiều URL hoặc file lớn hơn, bạn sẽ phải tách danh sách trang của mình thành nhiều sitemap.
Bạn cũng có thể chọn cách tạo một tệp sitemap index (file này trỏ đến một danh sách sitemap) rồi gửi file đó cho Google.
XML sitemap
XML sitemap dành cho Google thu thâp dữ liệu website của bạn và lập chỉ mục.
XML chỉ ra các trang quan trọng nhất trên website của bạn.
Bạn có thể gom tất cả lại thành một file /sitemap_index.xml
trong đó bao gồm tất cả các sitemap nhỏ.
Sau đây là một sitemap XML rất cơ bản, chứa thông tin về vị trí của một URL:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?> <urlset xmlns="http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9"> <url> <loc>http://www.example.com/foo.html</loc> <lastmod>2022-30-07</lastmod> </url> </urlset>
Ở trên là một XML sitemap được viết bằng ngôn ngữ XML. Phụ thuộc vào mã nguồn website đang dùng mà sitemap cũng có thể sẽ được tạo sẵn.
Đối với WordPress, có các plugin tự động tạo sitemap cho website của bạn như Rank Math, Yoast Seo,…
HTML sitemap
HTML sitemap là một trang tập hợp các trang quan trọng khác trên website của bạn bằng liên kết nội bộ.
Để mang đến trải nghiệm người dùng tốt thì bạn phải giúp cho người dùng có thể tìm thấy nội dung mà họ cần thông qua điều hướng của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên tổ chức HTML sitemap của mình như là một thư mục của website.
Nếu sitemap của bạn chỉ bao gồm URL của các trang khác, bạn có thể cung cấp cho Google một file văn bản đơn giản có chứa một URL trên mỗi dòng.
Ví dụ:
http://www.example.com/file1.html
http://www.example.com/file2.html
Lợi ích của việc gửi XML sitemap cho Google
Các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing sử dụng sitemap để tìm các trang khác nhau trên website của bạn.
Google phát hiện ra nội dung mới bằng cách thu thập thông tin trên website thông qua trình thu thập dữ liệu của Google.
Sitemap giúp cho Google (và các công cụ tìm kiếm khác) biết nơi tìm các trang quan trọng nhất trên website để họ có thể thu thập thông tin và lập chỉ mục chúng.
Điều này rất quan trọng vì các công cụ tìm kiếm không thể xếp hạng nội dung của bạn mà không lập chỉ mục bài viết đó.
Gửi sitemap cho Google sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu trang web của bạn hơn và:
- Giúp lập chỉ mục nhanh hơn.
- Google có thể tìm thấy nội dung mới đăng dễ dàng hơn.
- Nếu bạn đã thay đổi cấu trúc website của mình (redirect, xóa trang, tạo trang mới, thay đổi menu,…) thì nó có thể cung cấp cho Google thông tin cập nhật về trang web của bạn.
- Giúp bạn kiểm tra bất kỳ lỗi sitemap nào có thể ảnh hưởng đến SEO của bạn.
- Nếu bạn có một website lớn với nhiều trang (như trang thương mại điện tử), nó có thể giúp Google ưu tiên những URL nào cần thu thập thông tin thường xuyên.
Nói cách khác, bạn có thể KHÔNG NHẤT THIẾT gửi sitemap cho Google
Cũng có một số trường hợp đặc biệt mà sitemap thực sự có ích.
Ví dụ, Google tìm thấy các website thông qua backlink. Và nếu website của bạn là thương hiệu mới và có ít backlink thì sitemap rất quan trọng để giúp Google tìm thấy các trang khác trên website của bạn dễ dàng hơn.
Cách gửi XML sitemap cho Google
Có 4 cách để gửi sitemap cho Google.
Bạn có thể chọn 1 trong 4 cách để thực hiện nhé.
Cách 1: Ping thủ công
Bạn có thể sử dụng một lệnh ping đơn giản là bạn nhập vào thanh địa chỉ của trình duyệt để gửi sitemap cho Google. Sau đó, trang web sẽ được thu thập thông tin trong thời gian sớm nhất.
https://www.google.com/webmasters/tools/ping?sitemap=https://www.mydomain.com/sitemap.xml
Google khuyên bạn nên mã hóa URL sitemap của bạn.
Trong ví dụ trên của mình:
https://www.mydomain.com/sitemap.xml
chuyển thành URL được mã hóa http% 3A% 2F% 2Fwww.mydomain.com% 2Fsitemap.xml
Sau đó, mình sẽ sử dụng URL được mã hóa để gửi sitemap tới Google:
https://www.google.com/webmasters/tools/ping?sitemap=http%3A%2F%2Fwww.mydomain.com%2Fsitemap.xml
Để mã hóa URL, bạn sử dụng urlencoder.org
Cách 2: Gửi sitemap qua Google Search Console
Xem video về sitemap trong Google Search Console để hiểu rõ hơn vấn đề nhé.
Bước 1: Tìm XML sitemap của bạn
Thông thường, XML sitemap được đặt tại https://www.domain.com/sitemap_index.xml
Đây thường là nơi các công cụ tìm kiếm sẽ có thể tìm thấy XML sitemap của bạn.
Đối với WordPress, các plugin SEO đều hỗ trợ tự động tạo XML sitemap (ở đây mình dùng Rank Math)
Bạn vào Rank Math -> Sitemap Setting -> General.
Bạn sẽ thấy file XML sitemap.
Viewsource bạn sẽ thấy XML sitemap trông như thế này.
Đây là code XML, đoạn code này không phải cho người dùng mà là cho Google đọc, nên bạn không cần lo lắng nó trông có vẻ khó hiểu.
Nếu website không sử dụng mã nguồn WordPress thì sao?
Bạn có thể sử dụng xml-sitemaps.com để tạo sitemap
Bước 1: Nhập domain vào và click vào Start.
Bước 2: Đợi để xml-sitemaps.com tạo sitemap cho bạn.
Bước 3: Sau khi tạo xong, bạn upload xml sitemap lên root của website và khai báo trong Google Search Console là xong.
Bước 2: Gửi XML sitemap cho Google
Bạn cần đăng nhập vào Google Search Console bằng chính tài khoản mà bạn đã xác minh và liên kết với trang web được đề cập.
Và nếu như bạn chưa có thì hãy xem qua bài hướng dẫn cài đặt Google Search Console của mình nhé!
Sau khi đăng nhập vào GSC, bạn hãy nhấp vào Sitemaps. Khi đó, bạn sẽ có thể xem liệu sitemap đã được gửi hay chưa.
Nếu bạn đã gửi sitemap của mình, bạn sẽ thấy danh sách sitemap đã gửi trên trang này.
Nếu có, hãy kiểm tra xem nó có khớp với sitemap mà bạn vừa tìm thấy ở bước 1 không. Nếu nó khớp thì đó là chính là sitemap của trang web và đã được cập nhật.
Nếu bạn chưa có thì hãy thêm sitemap của mình bằng cách dán vào URL sitemap của bạn vào ô Add new sitemap và nhấn To send.
Nếu bạn thấy Status sitemap đã được xử lý thành công thì Google đã thu thập thông tin sitemap của bạn thành công.
Khi Google đã thu thập thông tin sitemap, bạn có thể xem báo cáo về sitemap của bạn bằng cách hãy nhấp vào sitemap đã gửi.
Click vào Indexing range để xem có bao nhiêu URL mà Google đã tìm thấy trong sitemap của bạn.
Bạn có thể thấy được tất cả các URL trên website của bạn đã được lập chỉ mục trên Google.
Và đó là cách bạn gửi sitemap cho Google bằng Google Search Console.
Cách 3: Thêm sitemap vào file robots.txt
Bạn có biết rằng khi một công cụ tìm kiếm truy cập vào website của bạn, nó phải truy cập vào một file có tên là robots.txt không?
Để xem file này bạn chỉ cần thêm robots.txt vào sau website của mình: https://xinhxinh.vn/robots.txt
Bạn có thể thấy file này có tham chiếu đến sitemap XML
Lưu ý, bạn thêm “Sitemap:” khoảng trắng và sau đó là đường dẫn đầy đủ đến URL sitemap XML của bạn.
Nếu bạn có file robots.txt, nhưng nó không được tham chiếu trong sitemap XML của bạn thì bạn có thể chỉnh sửa nó thông qua plugin Rank Math.
Trong Rank Math, ở phần General settings chọn Edit robots.txt để chỉnh sửa file robots.txt.
Cách 4: Tự động gửi Sitemap đến Google
Nếu bạn đang sử dụng tính năng Analytics của Rank Math thì nó sẽ tự động gửi sitemap của bạn đến Google Search Console.
Bạn không cần phải gửi sitemap của mình theo các cách thủ công như mình đã hướng dẫn ở trên.
Để sử dụng tính năng này, bạn cần liên kết Rank Math với tài khoản Google đã add Google Search Console.
Bước 1: Bật module Analytics của Rank Math
Để kết nối Rank Math với các dịch vụ của Google, bạn cần bật module Analytics trong Rank Math.
Bạn vào Rank Math -> Dashboard -> Bật Analytics
Bước 2: Kết nối tài khoản Rank Math
Nhấp vào Analytics và click vào Connect Google Services
Chọn tài khoản email mà bạn muốn kết nối với Rank Math và cấp tất cả các quyền và nhấn “Tiếp tục”
Bước 3: Kết nối với Search Console
Bây giờ, hãy chọn Site và Country của bạn và nhấp vào nút Save
Vậy là xong!
Cách xóa sitemap khỏi Google Search Console
Bạn đã biết cách gửi sitemap XML của mình tới Google và giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy bạn.
Nếu bạn nhầm lẫn khi gửi sitemap thì bạn có thể xóa và gửi lại.
Điều này không ảnh hưởng gì đến SEO.
Cách xóa rất đơn giản, bạn chỉ cần click vào sitemap muốn xóa. Ở góc trên cùng có dấu 3 chấm, bạn click vào và chọn Remove sitemap là xong.
Câu hỏi thường gặp
1. Bạn có cần gửi sitemap đến Google không?
Bạn không cần phải gửi sitemap cho Google. Các bot của Google cũng sẽ thu thập dữ liệu website của bạn. Tuy nhiên, việc gửi sitemap sẽ đẩy nhanh quá trình.
2. Gửi sitemap lỗi có xóa, gửi lại được không?
Có. Nếu bạn gửi sitemap bị lỗi, bạn cần đổi sitemap càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến xếp hạng của bạn. Bạn thực hiện việc xóa và thêm lại sitemap như hướng dẫn phía trên.
3. Có nên sử dụng nhiều sitemap cho website không?
Sử dụng nhiều sitemap nếu bạn có một website lớn. Một file sitemap không được lớn hơn 50.000 URL hoặc kích thước tệp 50MB.
Một website lớn sẽ có rất nhiều trang, bạn nên tạo nhiều sitemap cho các trang riêng lẻ như trang sản phẩm, trang chuyên mục,…
Nhiều sitemap trên website có thể đảm bảo website của bạn được thu thập thông tin một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Bạn cũng có thể sử dụng sitemap để nhóm các nội dung có liên quan lại với nhau nhằm xếp hạng cao hơn trên Google.
4. Có phải sử dụng cả 4 cách trên để sitemap của mình lên Google không?
Không. Chỉ sử dụng 1 trong 4 cách.
Cách ok nhất là gửi sitemap thông qua Google Search Console.
Bằng cách này, bạn sẽ có thể kiểm tra số liệu thống kê và cũng có thể gửi lại nếu cần.
5. Có phải gửi lại sitemap cho Google mỗi khi cập nhật trang web của mình không?
Không. Bạn chỉ cần gửi sitemap của mình một lần và Google sẽ theo dõi sitemap để biết được các thay đổi.
Các trường hợp mà bạn nên gửi lại sitemap là khi bạn thiết kế lại trang web, thay đổi tên miền, thay đổi cấu trúc trang hoặc audit lại content.
Ngay cả khi bạn không gửi lại sitemap, Google cũng crawl lại thay đổi cuối cùng, việc gửi lại sitemap sẽ giúp quá trình diễn ra nhanh hơn thôi.
Lời kết
Gửi sitemap cho Google là một việc khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào ở trên để cho Google biết về trang web của bạn.
Việc gửi sitemap của bạn tới Google, mặc dù không bắt buộc, nhưng nó sẽ giúp bạn “tăng tốc” quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của bạn.
Bạn làm những cách nào để các bài viết trên website của bạn lập chỉ mục nhanh hơn?
Chia sẻ để mình biết với nhé!