SEO Content là gì? Cách viết nội dung chất lượng để xếp hạng cao Google

Trong những năm qua, chúng tôi đã trải qua rất nhiều dự án lớn nhỏ, xuất bản hàng nghìn nội dung chất lượng.

Trên 90% nội dung của chúng tôi luôn được xếp hạng cao trên Google và nó mang lại lưu lượng truy cập rất lớn cho dự án mà chúng tôi thực thi.

Tôi đã từng có một bài viết, có gần 3.000 từ khoá được xếp hạng cao trên Google và mang lại hơn 73.000 lượt truy cập mỗi tháng.

Ảnh minh hoạ traffic page SEO

Vậy làm thế nào để chúng tôi làm được điều đó?

Câu trả lời chính là “SEO Content”.

Vậy SEO Content là gì?

Trong bài viết này, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu:

  • SEO Content là gì?
  • Tại sao SEO Content lại quan trọng đến như vậy?
  • Các bước để viết nội dung SEO được xếp hạng cao trên Google.
  • Liệu rằng chỉ content thôi có đủ để Google đánh giá cao và xếp hạng bài viết của bạn ở vị trí tốt?

SEO Content là gì?

Content SEO hay nội dung dành cho SEO là nội dung được thiết kế để xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, điển hình là Google.

Nội dung được viết dành cho SEO thường được tối ưu xung quanh một từ khoá chính cụ thể.

HubSpot đã từng có một bài viết nói rằng, các website thường xuyên xuất bản bài viết SEO thường được nhận lưu lượng truy cập nhiều hơn 350% so với các website không xuất bản nội dung thường xuyên.

Ảnh minh hoạ Blog Monthly Traffic
Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa số lượng nội dung mới và traffic hàng tháng. Nguồn ảnh: HubSpot

Google cũng đã nói nội dung là một phần rất quan trọng trong sự thành công của một chiến dịch SEO website.

Và tôi cũng khẳng định từ những kinh nghiệm thực tiễn, content marketing giúp bạn nhận được RẤT NHIỀU lưu lượng truy cập tự nhiên.

Thực tế, tôi đã xuất bản rất nhiều content SEO trên website của mình và nó mang đến cho tôi rất nhiều traffic mỗi tháng.

Tại sao Content SEO lại quan trọng?

Content SEO giúp mang lại cho tôi nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Tại sao?

Bất kể cho website của bạn đang làm về lĩnh vực gì, bạn sẽ luôn mong muốn nhận được nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên (không phải trả phí) từ công cụ tìm kiếm.

Ví dụ:

Tôi đang triển khai một dự án của khách hàng về lĩnh vực luyện thi IELTS, tôi có 3 landing page chính.

Tổng cộng từ các trang này tôi nhận được gần 250.000 traffic mỗi tháng mà không phải trả tiền.

Tuy nhiên, tổng traffic các trang này chỉ khoảng 15% tổng traffic của toàn website.

Tại sao lại như vậy?

Bởi vì tôi có hàng trăm SEO content cho website.

Tổng cộng những bài viết này nhận được gần 1.5 triệu traffic mỗi tháng và chúng mang lại cho chúng tôi một lượng khách hàng tiềm năng khá ổn định.

Nếu không, tôi sẽ tốn rất nhiều chi phí quảng cáo để tiếp cận được những khách hàng tiềm năng này.

7 bước viết nội dung dành cho SEO

Vậy bây giờ làm sao để chúng ta tạo ra content SEO được xếp hạng tốt trên Google, hãy xem hướng dẫn bên dưới.

Bắt đầu nào!

Bước 1: Nghiên cứu từ khoá

Chúng tôi đã có rất nhiều bài hướng dẫn nghiên cứu từ khoá theo nhiều phương pháp và công cụ khác nhau như:

Nên tôi sẽ không quá mất thời gian ở bước này nữa.

Tuy nhiên, có một cách nghiên cứu từ khoá bằng tính năng Matching terms của Ahrefs mà tôi sẽ chia sẻ nhanh đến các bạn hôm nay.

Ví dụ:

Bạn đang bán hàng thiết bị nhà bếp, thì những chủ đề nội dung trên webiste của bạn có thể là cách nấu, hướng dẫn nấu

Hãy nhập những chủ đề rộng đó vào Keywords Explorer của Ahrefs, sau đó kiểm tra những gợi ý của công cụ bằng Phrase match.

Có tới 40.862 từ khóa nên bạn cần phải loại những từ khóa cạnh tranh cao và volume thấp.

Tôi chỉ chọn những từ khóa có KD là 0 và volume lớn hơn 1000, kết quả có 161 từ khóa.

Cuối cùng, hãy tổng hợp và chọn lọc thành một file từ khoá hoàn chỉnh để bạn có thể phát triển các nội dung cho website.

Bước 2: Phân tích ý định tìm kiếm

Google đã đầu tư rất nhiều để có thể hiểu được ý định của người dùng sau mỗi tìm kiếm.

Đây là cách họ trả về các kết quả liên quan, cho dù các truy vấn đó có “mơ hồ”

Nếu bạn đang viết một nội dung SEO, việc hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng là RẤT QUAN TRỌNG, bởi vì nếu nội dung không phù hợp với mục đích tìm kiếm thì cơ hội xếp hạng của bạn sẽ rất thấp.

Nhưng làm thể nào để xác định được ý định tìm kiếm của người dùng?

Tiêu chí tiên quyết hàng đầu là bạn PHẢI LUÔN đặt mình vào vị trí của người dùng.

Hãy luôn đặt câu hỏi với một từ khoá mà bạn nhập vào công cụ tìm kiếm thì bạn sẽ mong nhận lại được những gì?

Ngoài ra, đơn giản và nhanh nhất là xem top 10 vị trí mà Google trả về cho từ khoá đó đang có nội dung như thế nào? trình bày ra sao? …

Chúng ta chỉ việc tổng hợp và phân tích theo ba yếu tố sau:

1. Loại nội dung gì?

Hãy xem các trang xếp hạng cao đó là bài viết trên blog, trang danh mục, landing page, trang sản phẩm hay thứ gì khác không? (video chẳng hạn?).

Nếu nó không phải là một bài post trên blog bình thường, thì hãy quay về bước 1 và chọn một chủ đề khác.

2. Định dạng nội dung gì?

Đó có phải là một bài hướng dẫn (How-to Post), bài viết kiểu danh sách (List Post), hay là dạng câu hỏi (Question Post)…

Tôi ví dụ với từ khoá “review nồi cơm điện”, hầu hết kết quả trên top 10 đều là dạng danh sách.

Nếu bạn muốn Google xếp hạng cao với từ khóa này, bạn nên viết theo dạng danh sách.

3. Content Angle ra sao?

Hãy nhìn vào những tiêu đề mà công cụ gợi ý ở những vị trí cao, bạn sẽ hiểu thêm về ý định tìm kiếm của người dùng.

  • Họ là một người mới bắt đầu hay là một chuyên gia?
  • Họ đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng hay là chuyên sâu về từ khoá này?

Ví dụ: Với “cách làm bánh mỳ hoa cúc”, người dùng mong muốn tìm thấy cách làm đơn giản và nhanh chóng chứ không phải là phức tạp và rườm rà.

Bước 3: Viết nội dung toàn diện

Không có bí mật gì về Content SEO ở đây cả. Nếu bạn muốn được xếp hạng cao nhất trên Google thì nội dung của bạn phải tốt nhất.

Nói một cách khác:

“Nội dung tốt” thôi là chưa đủ, nội dung của bạn phải là nội dung tốt nhất cho một ý định tìm kiếm nhất định … nếu không nó sẽ không được xếp hạng cao.

Vậy làm thế nào để làm được điều đó?

1. Tối ưu từ khóa trong bài viết

Từ khoá là một yếu tố vô cùng quan trọng theo bạn xuyên suốt bài viết, nội dung của bạn cần bám sát, giải đáp nhu cầu tìm kiếm của người dùng xoay quanh từ khoá đó.

Tuy nhiên, đừng lặp lại từ khóa quá thường xuyên (như một hành vi spam) vì Google sẽ để ý đến bạn và đẩy bài viết của bạn thấp hơn trên trang kết quả tìm kiếm.

Thay vì vậy, hãy kết hợp sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc các cụm từ liên quan đến từ khóa của bạn.

Ví dụ với bài viết hướng dẫn sử dụng GetResponse của tôi.

Đầu tiên, tôi đặt từ khóa chính ở 100 từ đầu tiên

Đây được gọi là “Sự nổi bật của từ khóa“.

Từ khóa chính xuất hiện đầu tiên ở vị trí càng cao, Google càng xác định nội dung này nói về từ khóa đó nhiều hơn.

Các vị trí khác cần phải có từ khóa chính là: Title, Meta Description, URL, Heading.

Tiếp theo, thêm internal link đến các bài viết liên quan khác.

Cuối cùng, tôi thêm các biến thể khác của từ khóa, như vậy tôi sẽ được xếp hạng nhanh hơn cho các từ khóa ít cạnh tranh

Khi tôi bắt đầu xây dựng backlink về bài viết này, từ khóa chính bắt đầu xuất hiện trong trang đầu sau khoảng 2 tháng.

2. Đặt tiêu đề và meta description hấp dẫn

Tiêu đề và meta description của bạn là thứ đầu tiên người dùng sẽ nhìn thấy khi xem kết quả tìm kiếm.

Hãy đặt tiêu đề của bạn làm sao thu hút được người dùng, tuy nhiên phải đảm bảo mức độ phù hợp theo chủ đề của bài viết.

Thông thường phần hiển thị của đoạn meta description trên Google chỉ khoảng 148 – 155 ký tự, đây là phần tóm tắt nội dung chính của toàn bộ bài viết.

Mặc dù meta description không trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng bài viết, nhưng nó có ảnh hưởng gián tiếp dựa trên hành vi của người dùng.

Tối ưu đoạn mô tả này, chứa từ khoá một cách tự nhiên, đặc biệt làm sao thật thu hút sự quan tâm của người dùng.

Tham khảo thêm:

3. Trình bày nội dung dễ đọc

Nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người thích đọc các câu văn ngắn gọn, họ không thích đọc một đoạn văn bản dài từ đầu đến cuối màn hình.

Bạn có thể thấy trong toàn bộ bài viết của Action Digital, chúng tôi luôn chia câu và đoạn văn rất ngắn.

Ngoài ra, bạn cần phải chia nội dung bài viết của mình thành các phần rõ ràng bằng các thẻ heading để giúp người dùng dễ đọc lướt, việc này đặc biệt quan trọng với các nội dung dài và chuyên sâu.

Sử dụng các heading đúng cách

4. Độ dài và tính chuyên sâu của bài viết

Google có xu hướng thích các bài viết dài, họ cho rằng những bài viết này mang tính chuyên sâu và đáp ứng đầy đủ thông tin cho một từ khoá hay chủ đề nào đó.

Theo nghiên cứu của Brian Dean, độ dài bài viết trung bình của top 10 là 1.447 từ.

Biểu đồ thể hiện sự tương quan giữa số từ trong nội dung và vị trí xếp hạng. Nguồn

Ví dụ với bài viết Bài viết nên dài bao nhiêu từ? (Câu trả lời chính xác) mà chúng tôi đã đăng có tới 2.798 từ.

Tất nhiên nội dung dài sẽ khó viết và tốn nhiều thời gian hơn, nhưng bạn hãy xem đây là một lợi thế cạnh tranh của bạn khi mà đối thủ có lẽ quá lười để viết nội dung chuyên sâu.

Hãy tách mình ra khỏi đám đông bằng việc đầu tư công sức và thời gian vào những bài viết chuyên sâu và kỹ lưỡng.

5. Sử dụng hình ảnh/video minh họa vào bài viết

Hãy sử dụng nhiều video, audio, biểu đồ, trắc nghiệm, infographic,… vào bài viết để làm hài lòng số lượng lớn người đọc.

Người nào thích video thì họ sẽ xem video Youtube, người thích đọc thì sẽ đọc lướt nội dung, người thích nghe thì sẽ nghe podcast,…

Tài liệu Google Quality Guidelines cũng đã nói rõ các loại “nội dung bổ sung” này không trực tiếp làm tăng thứ hạng nhưng sẽ tạo ra trải nghiệm người dùng tốt.

Việc sử dụng hình ảnh/video đúng cách cũng có thể giúp bạn SEO hình ảnh tốt hơn trên Google Image.

Bước 4: Lên lịch biên tập cho Content SEO

Bạn nên bắt đầu xây dựng lịch biên tập, hãy để nội dung của bạn đến với người đọc một cách thường xuyên và có tần suất cố định.

Lịch biên tập là một lịch trình quy định khi nào sẽ xuất bản content mới và loại nội dung đó sẽ là gì.

Bạn có thể dùng Google Sheets hoặc Trello để lên lịch theo tháng.

Hoặc theo tiến độ công việc.

Điều này sẽ giúp bạn có một lịch trình đều đặn cũng như hạn chế vấn đề thụ động trong việc phát triển nội dung.

Bước 5: Chia sẻ trên Social Media

Đã đến lúc chia sẻ nội dung của bạn trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook hay Twitter.

Ví dụ gần đây chúng tôi xuất bản bài viết mới về Search Intent, chúng tôi đã chia sẻ nó lên fanpage và cả trang các nhân của tác giả.

Bạn cũng cần lưu ý là nên chia sẻ nội dung theo hướng kích thích mọi người tương tác bằng cách đặt ra các câu hỏi hoặc thảo luận, tránh việc chỉ quăng link lên.

Bước 7: Phân tích kết quả

Bước cuối cùng, hãy xem nội dung bạn tạo ra có hiệu suất như thế nào.

Bạn hãy thường xuyên kiểm tra thứ hạng từ khoá.

Theo dõi organic traffic (sử dụng Google Analytics)

analytics

Bạn cũng có thể xem “Số lần hiển thị” trong Search Console

Google-Consol

“Content” thôi có đủ để xếp hạng không?

Trong phần trên, Google đã có nhắc đến: Content và Link là hai yếu tốt xếp hạng quan trọng nhất.

Vì vậy, việc tạo ra một nội dung chất lượng cao thường chỉ để đủ xếp hạng với những thị trường ngách ít cạnh tranh.

Đối với các thị trường cạnh tranh cao hơn thì bạn vẫn phải cần đến sự hỗ trợ từ backlink và tối ưu Off-page.

Backlink hay Off-page là chủ đề lớn trong SEO, tuy nhiên bạn cần chú ý ba điểm sau khi triển khai nội dung để có thể nhận được nhiều backlink tự nhiên hơn.

  • Nội dung của bạn là nguồn tài nguyên tham khảo
  • Nội dung của bạn có số liệu/dữ liệu duy nhất: Nếu bạn có những nghiên cứu, số liệu hoặc dữ liệu duy nhất thì nhiều khả năng mọi người sẽ link nguồn đến bạn khi cần sử dụng những dữ liệu này.
  • Nội dung của bạn dễ hiểu, dễ tiếp cận: Quá rõ ràng, mọi người sẽ không dẫn link đến những nội dung khó hiểu hoặc khó đọc.

Kết luận

Một điều cần lưu ý, bạn nên hiểu SEO sẽ cần rất nhiều thời gian.

Ngay cả khi bạn làm theo chính xác các bước mà tôi gợi ý phía trên, thì vẫn phải mất từ 2 – 3 tháng, thậm chí là 6 tháng đến 1 năm để SEO thành công.

Đừng mong chờ chỉ nội dung chất lượng là sẽ xếp hạng ngay trên Google ngay.

Vì vậy HÃY KIÊN NHẪN và tối ưu tất cả hàng ngày.

Tôi hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo để tối ưu SEO cho website của mình.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì và cần sự hỗ trợ của tôi, bạn cứ để lại comment bên dưới nhé!

Chúc bạn thành công với chiến lược SEO của mình.

Tài liệu tham khảo

What is SEO Content? How to Write Content that Ranks

https://ahrefs.com/blog/seo-content/

SEO Content: Complete Beginner’s Guide

https://backlinko.com/seo-content
Photo of author

Bài viết của

Hòa Lê

Bạn đã sẵn sàng để tăng trưởng chưa?

Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu một bản kế hoạch dành riêng cho bạn.

Viết một bình luận